Nhảy đến nội dung
 

Nữ sinh chi 2,5 tỷ đồng để đỗ ĐH danh tiếng, 1 tháng sau nhận thông báo đuổi học, gia đình phải liên hệ cảnh sát vào cuộc điều tra

Gia đình nữ sinh Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để làm hồ sơ cho con đỗ vào ĐH danh giá nhưng lại nhận cái kết ê chề.

Đầu năm 2022, người phụ nữ họ Lý (Nam Kinh, Trung Quốc) tham gia sự kiện giới thiệu về các trường đại học ở Hồng Kông và Macao do công ty S tổ chức. Nhân viên công ty cam kết cung cấp dịch vụ trọn gói làm hồ sơ đảm bảo 100% trúng tuyển vào các trường đại học danh tiếng. Tin tưởng lời quảng cáo, cô Lý đã đặt cọc 250.000 NDT và cung cấp đủ giấy tờ để công ty S nộp hồ sơ cho con gái mình.

Tháng 12/2022, công ty S thông báo con gái cô Lý đã trúng tuyển đại học Hồng Kông. Sau khi xác nhận tại Văn phòng Tuyển sinh của trường, cô thanh toán nốt 450.000 NDT phí dịch vụ cho phía công ty. Tổng cộng chi phí gia đình cô Lý phải bỏ ra để làm hồ sơ, giấy tờ lên đến 700.000 NDT (2,5 tỷ đồng). Tháng 9/2023, con cô Lý nhập học thành công nhưng chỉ một tháng sau, nhà trường thông báo nữ sinh bị đuổi học do hồ sơ ứng tuyển giả mạo.

Cụ thể, công ty S đã làm giả danh tính học sinh trung học Mỹ và điểm số cho con gái cô Lý. Điều này khiến gia đình nữ sinh vô cùng tức giận. Theo cô Lý, điểm thi đại học của con gái đủ đỗ một số ngôi trường trọng điểm khác nhưng gia đình đã chọn đầu tư để con học Đại học Hồng Kông vì danh tiếng nhà trường. Thông báo đuổi học gây ra tổn thất nghiêm trọng cho gia đình, ảnh hưởng đến cơ hội học tập và tinh thần của nữ sinh.

Cô Lý tìm đến công ty S để yêu cầu giải thích. Công ty này nhanh chóng hoàn trả 700.000 NDT phí dịch vụ nhưng cô Lý từ chối vì cho rằng số tiền này không bù đắp được thiệt hại. Người phụ nữ này yêu cầu 2 triệu NDT (7,2 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả, bao gồm học phí một năm rưỡi, chi phí đi lại… Tuy nhiên công ty không đồng ý vì số tiền bồi thường quá cao.

Người phụ nữ chia sẻ câu chuyện này lên mạng xã hội, lập tức thu hút một số chương trình truyền hình địa phương đưa tin. Thay vì đưa ra cách giải quyết vụ việc, công ty S lại nhắn tin đe doạ cô Lý.

Đến tháng 12/2024, cô Lý đã trình báo sự việc với cảnh sát và cơ quan quản lý thị trường địa phương. Các chuyên gia pháp lý nhận định, với tư cách người tiêu dùng bị thiệt hại do bên cung cấp dịch vụ có hành vi che giấu sự thật, cô Lý có thể yêu cầu bồi thường gấp 3 số tiền đã trả cho công ty S.

Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) sau đó cũng đưa ra tuyên bố trường sẽ xử lý nghiêm các trường hợp liên quan đến giấy tờ giả mạo. Nếu phát hiện ứng viên và sinh viên sử dụng bằng cấp học thuật giả mạo, trường sẽ có hành động thích hợp và áp dụng các hình phạt, bao gồm thu hồi tư cách nhập học, hủy bỏ thông báo nhập học, tước bằng cấp và báo cáo cho các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan.

Năm 2023, đại học này phát hiện hơn 200 sinh viên có hồ sơ giả, cho thấy vấn đề gian lận học thuật nghiêm trọng. 

Lực lượng chức năng Trung Quốc cảnh báo mọi người cần cảnh giác với những lời quảng cáo “đảm bảo trúng tuyển 100%” của các công ty tư vấn giáo dục. Đồng thời, gia đình và thí sinh cần kiểm soát hồ sơ cá nhân nộp cho trường đại học, tránh để các công ty tư vấn có hành vi sử dụng bảng điểm, chứng chỉ giả gây ra ảnh hưởng trong quá trình nộp hồ sơ. Tâm lý sẵn sàng chi tiền để con đỗ trường danh giá có thể khiến phụ huynh dễ trở thành “con mồi” cho những kẻ lừa đảo.

(Theo Toutiao)

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn