Nhảy đến nội dung
 

Người bị cấm xuất cảnh sai có được bồi thường thiệt hại?

Từ chuyện 'Hủy cấm xuất cảnh với cô giáo ở TP.HCM bỗng dưng làm giám đốc ở Đà Nẵng', có ý kiến thắc mắc người bị chặn xuất cảnh sai có được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Đầu năm nay, cô T. (giáo viên ở TP.HCM) đã bị các cơ quan chức năng tạm hoãn xuất cảnh với lý do cô là người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp đang nợ 64 triệu đồng tiền thuế. 

Đến ngày 25-4, cô T. mới được Đội thuế liên huyện Cẩm Lệ - Hòa Vang (thuộc Chi cục Thuế khu vực XII) hủy bỏ thông báo tạm hoãn xuất cảnh vì thực tế cô không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế.

Thời gian qua Tuổi Trẻ Online đã phản ánh nhiều trường hợp "bỗng dưng làm giám đốc" các công ty trốn thuế, tương tự như cô T..

Ngăn chặn xuất cảnh sai, có phải bồi thường?

Nhiều người cho rằng khi người thi hành công vụ làm sai gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người dân và giữa thiệt hại thực tế với hành vi gây thiệt hại có mối quan hệ nhân - quả thì cơ quan chức năng phải có trách nhiệm bồi thường. 

Điều này là hiển nhiên trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên riêng trong việc tạm hoãn xuất cảnh để cưỡng chế nộp tiền thuế còn nợ thì lại không phải vậy.

Theo điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017: Trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế (tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang nợ thuế theo quy định) trái pháp luật không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

Sở dĩ có chuyện này do việc chặn xuất cảnh như thế chỉ được quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2019 và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cùng năm 2019, tức có sau Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

Từ chỗ luật không quy định nên về lý thì người bị chặn xuất cảnh sai như cô T. không thể yêu cầu cơ quan thuế đã ra thông báo chặn xuất cảnh sai phải bồi thường thiệt hại cho mình. 

Cơ quan thuế nên xử lý sao cho phù hợp?

Tuy nhiên nếu có thiện chí sai thì sửa, cơ quan thuế đó vẫn có thể vận dụng luật để tự nguyện bù đắp phần nào các thiệt hại đã gây ra cho cá nhân.

Chẳng hạn, cơ quan thuế làm sai có thể xin lỗi (trực tiếp hoặc gửi thư) người bị cấm xuất cảnh "oan". Ngoài ra, cơ quan thuế đó có thể chi trả cho cá nhân chi phí đi lại, thuê phòng nghỉ (nếu có), chi phí in ấn tài liệu, gửi đơn thư khiếu nại…

Cũng cần lưu ý thêm về một số quy định có liên quan để nhiều người khác tránh được tình huống bị chặn xuất cảnh đột ngột như cô T.. 

Đó là các cơ quan thuế có trách nhiệm gửi đồng thời thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cho người nộp thuế biết để họ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh. 

Thông báo đó cũng được đăng tải công khai trên website ngành thuế để mọi người có thể dễ dàng tra cứu và chủ động ứng phó.

Từ chuyện không hay của cô T. cũng đặt ra vấn đề là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp với thực tế và với các luật khác. 

Chẳng hạn cần bổ sung về các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính. Trong đó có trường hợp tạm hoãn xuất cảnh để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trái pháp luật.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn