Loại thức uống là kẻ thù hàng đầu của cơ thể

![]() |
Đồ uống có đường mang đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock. |
Theo Tổ chức Y thế giới (WHO) đồ uống có đường là tất cả loại đồ uống có chứa đường tự do, bao gồm:
Trên nhãn mác của các sản phẩm, đường được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Glucose, Fructose, Galactose, Sucrose, Lactose, Maltose, Buttered syrup, Brown sugar, Corn syrup, Caramel, Dextrose, Dehydrated cane juice, Mannitol, Honey, Sorbitol…
Kẻ thù hàng đầu của cơ thể
Đồ uống có đường thường ở dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng, các cơ quan sẽ không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ như khi nạp calo từ thức ăn dạng đặc.
Chính vì thế, bạn có thể tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống đồ uống có đường với hàm lượng calo cao. Nếu không giảm lượng thức ăn lại, calo dư thừa từ các loại đồ uống này sẽ gây ra thừa cân và béo phì, bởi chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong các mô khác nhau.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ uống có đường có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều đồ ăn hơn đặc biệt là đồ chiên, nướng gây dư thừa năng lượng.
Hệ lụy từ việc này chính là dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường... Biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch, nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% nguyên nhân tử vong hàng năm.
Nên tiêu thụ bao nhiêu đường một ngày?
Theo khuyến cáo của WHO, lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để tăng thêm các lợi ích về sức khỏe.
Điều này tương đương với việc người lớn chỉ nên sử dụng 25-50 gram đường tự do mỗi ngày và trẻ em có thể tiêu thụ 12-25 gram. Trẻ em từ 2 đến dưới 18 tuổi không nên tiêu thụ quá 235 ml đồ uống có đường mỗi tuần. Đặc biệt, trẻ dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
Tuy nhiên, hiện nay, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gram đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50 gam/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25 gram/ngày theo khuyến cáo của WHO.
Điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy 62,86% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát có đường. Kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013, tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng đồ uống có ga trong 30 ngày của lứa 13-17 tuổi trung bình là 31,1%. Trong đó, trẻ em nam là 35,1%, trẻ em gái là 27,6%.
Một số giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn nên hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày. Dưới đây là một số giải pháp giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường:
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.