Nhảy đến nội dung
 

Học tập, làm việc thế nào khi AI 'ở khắp mọi nơi'?

Đa số lĩnh vực hiện nay đều có sự xuất hiện của AI, vậy con người phải học tập, làm việc thế nào, chọn lựa nghề nghiệp tương lai ra sao để không bị đào thải?

CHỌN NGHỀ, CÂN NHẮC KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG CỦA AI

Trao đổi tại diễn đàn "Định vị giá trị Việt ở nước ngoài trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo" do Diễn đàn Phụ nữ VN tại châu Âu tổ chức giữa tháng 6 vừa qua tại thủ đô Budapest, Hungary, ông Trần Côi, Giám đốc Công ty FPT Slovakia/FPT Cộng hòa Czech, cho rằng AI có thể gây ra thất nghiệp hàng loạt khi lấy đi công việc của rất nhiều người. Các dự báo cho thấy AI có thể thay thế hoàn toàn từ 5 - 10% công việc của con người. Khoảng 60% công việc thì AI có thể thay thế từng phần, và 30% công việc sẽ không bị AI thay thế.

Các mô hình AI sẽ rất khó thay thế con người trong các lĩnh vực cần sự sáng tạo, kỹ năng mềm như giao tiếp, sự đồng cảm, thấu hiểu, thích ứng. Đồng thời, các vị trí công việc trong các công ty cần tính sáng tạo, tính nghệ thuật, công việc chăm sóc khách hàng, công việc cần kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, cũng rất khó để AI thay thế hiệu quả.

"Khi chọn nghề nghiệp, các bạn trẻ cần tìm hiểu công nghệ AI mới nhất sẽ ảnh hưởng tới nghề nghiệp của mình như thế nào, khả năng AI có thể làm được những tác vụ gì để mình tìm cách thích ứng. Tôi dẫn ra một câu nói hay của ông Ginni Rometty, Cựu giám đốc Công ty IBM "AI sẽ không thay thế con người, nhưng những ai sử dụng AI sẽ thay thế người chưa hề sử dụng AI"", ông Trần Côi nói.

TỰ HỌC SUỐT ĐỜI LÀ CHÌA KHÓA

PGS-TS Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết kỷ nguyên AI đang định hình lại giáo dục toàn cầu với 3 xu hướng chủ đạo: cá nhân hóa học tập, thu hẹp khoảng cách học tập, và chuyển đổi vai trò của giáo viên. Người dạy trở thành huấn luyện viên tri thức, tập trung thiết kế môi trường học tập sáng tạo và phát triển năng lực phản biện, liên ngành.

Như vậy, để thích ứng, cấp thiết phải chuyển đổi mô hình giáo dục từ "truyền đạt" sang "trao quyền". AI không chỉ là công cụ hỗ trợ giảng dạy mà còn là chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình dân chủ hóa tri thức, làm nổi bật vai trò của người học. Trong bối cảnh này, mô hình giáo dục hiện đại cần định hướng phát triển 4 nhóm năng lực cốt lõi. Thứ nhất là tư duy phản biện. Thứ hai là sáng tạo liên ngành, thể hiện qua việc kết nối kiến thức từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giữa khoa học, công nghệ và nghệ thuật (STEM). Thứ ba, tự học suốt đời. Và cuối cùng, là đạo đức số.

"Đạo đức số là nền tảng không thể thiếu trong kỷ nguyên AI, cần được rèn luyện thông qua việc người học được tiếp cận các tình huống mô phỏng. Từ đó, người học hiểu rõ trách nhiệm công nghệ, từ bảo mật dữ liệu đến đối mặt với thiên kiến thuật toán (thiên kiến là xu hướng đưa ra quyết định hoặc diễn giải sự việc nghiêng về một bên nào đó - PV), tất cả đều được hỗ trợ bởi các công cụ AI giáo dục chuyên biệt", PGS-TS Nguyễn Thị Hương trao đổi.

Trao đổi với PV Thanh Niên, anh Phan Đình Long Nhật, Giám đốc Công ty TNHH AIVOS chuyên về các sản phẩm ứng dụng AI, cho biết xét ở góc độ học đường, khi AI hiện diện mọi lúc mọi nơi thì việc ngăn cản học sinh, sinh viên sử dụng AI trong quá trình học tập là điều không khả thi. Song quan trọng nhất là gia đình và nhà trường giáo dục cho các em ý thức, đạo đức bắt buộc cần có khi sử dụng AI.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn