Nhảy đến nội dung
 

Thận đôi có nguy hiểm không? - Báo VnExpress

Trả lời:

Thận đôi (niệu quản đôi) là tình trạng bẩm sinh khi có hai niệu quản thay vì một, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận. Thông thường, một niệu quản dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nhưng trường hợp thận đôi có hai niệu quản cùng dẫn lưu nước tiểu ở một quả thận.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây thận đôi, song một số trường hợp liên quan yếu tố di truyền, do trong gia đình có thành viên từng mắc thận đôi. Người có một số triệu chứng như đau lưng, đau bụng, tiểu không tự chủ hoặc có yếu tố di truyền cần đến bệnh viện để khám sàng lọc, kiểm tra, xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc MRI.

Nếu không có biến chứng, thận đôi không gây nguy hiểm và không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu với các biểu hiện như nước tiểu màu đục, tiểu rắt, tiểu khó, trào ngược nước tiểu (từ bàng quang lên niệu quản), tắc nghẽn đường tiểu... Các bệnh lý liên quan đến thận đôi như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, niệu quản lạc chỗ, trào ngược bàng quang niệu quản, tắc nghẽn đường tiết niệu, bể thận đôi kèm nang niệu quản, sỏi đường tiết niệu, rối loạn chức năng thận.

Bạn được chẩn đoán có thận đôi bên phải, thận bên trái bình thường, chức năng thận hoạt động bình thường, do vậy chỉ cần theo dõi, tái khám sức khỏe định kỳ mỗi 6-12 tháng để kịp thời phát hiện, điều trị các biến chứng nếu có. Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị như cắt bỏ thận nếu thận suy giảm hoàn toàn chức năng, phẫu thuật cắt bỏ một phần thận và giữ lại mô thận khỏe mạnh, tạo hình niệu quản (nối niệu quản - niệu quản) trong trường hợp niệu quản lạc chỗ và cắm lại niệu quản vào bàng quang...

Bạn cần theo dõi các triệu chứng bất thường của đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tái phát, sốt cao hoặc tiểu ra máu. Uống đủ nước để thải các độc tố, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, tránh chất kích thích có thể gây hại cho thận.

ThS.BS Cao Vĩnh Duy
Khoa Tiết niệu
Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn