Nhảy đến nội dung
 

CEO Binance: Không nên bắt buộc người dùng lưu ký tài sản mã hoá ở các sàn

Theo ông Richard Teng, CEO của Binance, việc yêu cầu toàn bộ tài sản mã hoá của người dùng phải được lưu ký tại các sàn giao dịch có thể tạo ra điểm lỗi đơn lẻ, khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất tài sản nếu sàn xảy ra sự cố.

Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng khung pháp lý tài sản số, ông Richard Teng cho biết, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số cần dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm cơ quan quản lý, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong ngành – cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Chỉ khi có sự tham vấn toàn diện, các quy định mới có thể phản ánh đầy đủ cả rủi ro lẫn lợi ích của công nghệ. Đồng thời, cần tránh việc áp đặt các hạn chế quá mức, bởi điều này có thể khiến người dùng chuyển sang các nền tảng phi tập trung không tuân thủ các quy định về xác minh danh tính (KYC) và chống rửa tiền (AML), làm tăng rủi ro và giảm hiệu quả quản lý.

Một vấn đề khác theo CEO Binance là cần cân nhắc việc lưu ký tài sản mã hoá. Việc yêu cầu toàn bộ tài sản mã hoá phải được lưu ký tại các sàn giao dịch có thể tạo ra điểm lỗi đơn lẻ, khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất tài sản nếu sàn xảy ra sự cố.

Vì vậy, các khung pháp lý cần linh hoạt, cho phép người dùng lựa chọn tự lưu ký (self-custody) khi cần thiết.

Kinh nghiệm từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho thấy, khi được hỗ trợ xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tính minh bạch và khả năng chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền điện tử có thể được tối ưu hóa.

Trường hợp của UAE, đặc biệt là Dubai, là ví dụ điển hình khi quốc gia này đã thoát khỏi danh sách giám sát của FATF (lực lượng đặc nhiệm tài chính) sau khi triển khai thành công khung pháp lý cho tài sản số.

Ngoài ra, tài sản số trên toàn cầu hiện đang ngày càng tuân thủ các tiêu chuẩn chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT) tương tự như các loại sản phẩm tài chính truyền thống, cho thấy tầm quan trọng của việc tích hợp tài sản số vào hệ thống giám sát hiện hành.

Không dừng lại ở khía cạnh quản lý, các khung pháp lý cũng cần tính đến tiềm năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ blockchain. Ví dụ, tài sản số - đặc biệt là stablecoin - cho phép chuyển tiền nhanh chóng với chi phí thấp, vượt trội so với chuyển khoản truyền thống vốn mất nhiều thời gian và chi phí cao.

Đồng thời, công nghệ blockchain kết hợp với AI có khả năng thay thế hạ tầng công nghệ lỗi thời trong các bộ phận trung gian và hậu cần của ngân hàng, giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề đối chiếu.

Ngoài ra, xu hướng mã hóa tài sản thực (real-world assets – RWA) như kho bạc đang được các tổ chức tài chính lớn áp dụng, mở ra cơ hội để người dùng cá nhân tiếp cận nguồn giá trị lớn chưa được khai thác từ tài sản truyền thống.

Theo ông Richard Teng, tất cả những điều này cho thấy việc phát triển khung pháp lý không chỉ để quản lý, mà còn để thúc đẩy đổi mới, nâng cấp hạ tầng tài chính và tạo lợi ích thiết thực cho người dùng.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn