Nhảy đến nội dung
 

Học tập Trung Quốc, Malaysia vừa ban hành lệnh cấm: Mỹ loay hoay tìm đường... đổ rác

Theo Basel Action Network, chỉ tính riêng năm 2024, các nhà tái chế phế liệu của Mỹ đã vận chuyển hơn 35.000 tấn rác thải nhựa đến Malaysia.

Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại với cả thế giới, một "cuộc chiến thương mại" khác cũng đang âm thầm diễn ra, nhưng lần này, nhân vật chính là những chai nhựa và bao bì kẹo bị loại bỏ.

"Mỹ xuất khẩu một lượng lớn rác thải nhựa ra nước ngoài, và Malaysia từ chối tiếp nhận". Theo các hãng truyền thông Mỹ như The New York Times và Los Angeles Times, Malaysia đã cấm nhập khẩu rác thải nhựa từ Mỹ và các quốc gia khác kể từ ngày 1/7. Lệnh cấm này đã khiến Mỹ - một quốc gia xuất khẩu rác thải lớn - rất lo ngại.

Các báo cáo cho biết kể từ khi Trung Quốc bắt đầu cấm nhập khẩu rác thải nước ngoài vào năm 2018, Malaysia đã trở thành điểm đến chính cho hoạt động xuất khẩu rác thải của Mỹ, và Mỹ ngày càng phụ thuộc vào Malaysia và các quốc gia khác để xử lý rác thải nhựa của mình.

Theo Basel Action Network - một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi vấn đề rác thải nhựa, chỉ tính riêng năm 2024, các nhà tái chế phế liệu của Mỹ đã vận chuyển hơn 35.000 tấn rác thải nhựa đến Malaysia.

Năm 2024, Malaysia đã tịch thu hơn 100 container được vận chuyển từ Los Angeles được dán nhãn là "nguyên liệu thô" nhưng thực chất lại chứa chất thải nguy hại. Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Môi trường Malaysia Nik Nazmi đã phát biểu vào thời điểm đó rằng: "Chúng tôi không muốn Malaysia trở thành bãi rác của thế giới."

Theo Đạo luật Hải quan mới được sửa đổi của Malaysia, nước này sẽ không còn tiếp nhận rác thải nhựa và rác thải nguy hại từ các quốc gia chưa phê chuẩn Công ước Basel.

Công ước Basel là một công ước quốc tế nhằm kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại, có sự tham gia của 191 quốc gia và tổ chức. Mỹ - một trong những nước xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất thế giới - là một trong số ít quốc gia chưa phê chuẩn Công ước Basel.

Theo truyền thông Mỹ, Malaysia vẫn sẽ chấp nhận rác thải nhựa từ các quốc gia đã phê chuẩn Công ước Basel, nhưng đặt ra các hạn chế nghiêm ngặt đối với loại rác thải này, chẳng hạn như quy định rằng chúng chỉ có thể bao gồm một loại nhựa, tỷ lệ ô nhiễm không được vượt quá 2% và phải đảm bảo rằng những loại rác thải nhựa nhập khẩu này có thđược tái chế thay vì bị loại bỏ. Tờ New York Times nhận định, đáp ứng các tiêu chuẩn này là một thách thức đối với rác thải nhựa thu gom từ người tiêu dùng.

Steve Wong - giám đốc điều hành của công ty tái chế nhựa toàn cầu Fukutomi - cho biết trong email gửi cho khách hàng rằng các container rác thải nhựa đến Malaysia "về cơ bản đã dừng lại".

“Hệ quả” từ lệnh cấm nhập khẩu rác thải nước ngoài của Trung Quốc

Liên quan đến chính sách mới của Malaysia, truyền thông Mỹ cho rằng đây là “hệ quả” từ lệnh cấm nhập khẩu rác thải nước ngoài của Trung Quốc từ năm 2018. Trước khi lệnh cấm rác thải nước ngoài được đưa ra, Trung Quốc đã tiếp nhận khoảng một nửa lượng nhựa và giấy thải của thế giới trong nhiều năm.

Khi Trung Quốc cấm hoàn toàn việc nhập khẩu rác thải nước ngoài, các nước phương Tây lo ngại về tình trạng tồn đọng rác thải nhựa ngày càng tăng.

Tờ New York Times đề cập rằng Mỹ tái chế chưa đến 10% lượng rác thải nhựa. Lượng rác thải còn lại hoặc được chôn lấp, đốt hoặc vận chuyển ra nước ngoài. Mặc dù một số quốc gia đích đến mới đã xuất hiện, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu từ chối tiếp nhận loại rác thải này. Đầu năm nay, Thái Lan và Indonesia cũng đã công bố lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa.

Theo quan điểm của giáo sư Tony R. Walker tại Khoa Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Dalhousie (Canada), lệnh cấm của Trung Quốc "đã gây chấn động đến ngành buôn bán rác thải nhựa toàn cầu", và các quốc gia khác tiếp nhận rác thải nhựa "nhanh chóng bị choáng ngợp", khi phần lớn rác thải cuối cùng bđổ vào bãi rác, bđốt hoặc thậm chí là ném thẳng ra môi trường tự nhiên.

Giáo sư Walker cho biết nhiều người dân ở các nước phát triển có thể nghĩ rằng lượng nhựa mà hđã mất nhiều công sức phân loại sẽ được tái chế, nhưng phần lớn trong số đó không được đưa vào hệ thống tái chế mà thay vào đó bị coi là rác thải.

"Ngành công nghiệp tái chế chưa hoàn toàn thích ứng với những cú sốc trước đây, vì vậy những đợt xuất khẩu này vẫn cần thiết", Kate O'Neill - giáo sư khoa học môi trường, chính sách và quản lý tại Đại học California (Mỹ) - cho biết. Bà tin rằng lệnh cấm của Malaysia có thể có nghĩa là rác thải nhựa bắt đầu chảy sang các quốc gia khác có năng lực xử lý kém hơn.

Jan Dell - chủ tịch của Last Beach CleanUp, một nhóm chống rác thải nhựa có trụ sở tại Laguna Beach, California, Mỹ - hoan nghênh quyết định của Malaysia.

“Chúng tôi kêu gọi các thành phố, công ty tái chế rác thải, bên trung gian và công ty vận chuyển tôn trọng luật pháp có chủ quyền của Malaysia và ngay lập tức dừng mọi chuyến hàng rác thải nhựa. Không được vận chuyển loại rác thải này đến các nước nghèo khác”, bà viết trong email.

Jim Puckett - người sáng lập Mạng lưới Hành động Basel - cũng hoan nghênh quyết định của Malaysia.

"Loại 'tái chế' này gây hại nhiều hơn có lợi, vì chỉ một phần nhỏ nhựa xuất khẩu cuối cùng sẽ được tái chế", ông nói với tờ Los Angeles Times.

Theo The New York Times, Los Angeles Times

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn