Giải ngố tài chính: Tiền về một chỗ, tiêu từ nhiều nơi – cách chia tài khoản giúp bạn không rút nhầm tiền tiết kiệm

Nhiều người nhận lương vào một tài khoản duy nhất, rồi chi tiêu tất cả từ đó: điện, nước, tiền học cho con, ăn uống, mua sắm, đi chơi... Càng chi, càng rối, vì tiền đi không theo trật tự nào. Cuối tháng, bạn sẽ tự hỏi: “Tiền đâu mất rồi?”. Đó chính là bản chất của việc quản lý dòng tiền không rõ ràng.
1. Tại sao gom tiền về một chỗ lại nguy hiểm?
Nhiều người có thói quen để lương vào một tài khoản thanh toán rồi tiêu từ đó cho tất cả chi phí. Câu chuyện thường là: đến cuối tháng, tiền tiết kiệm chưa kịp gời, tiền mua sắm bốc đồng vào, tiền dự trù thì vào nhờ trả góp...
Nghĩa là: bạn tiêu luôn phần tiền đã có mục đích, chỉ vì chưa chia rõ ngay từ đầu.
2. Giải pháp: Chia tiền theo tài khoản chức năng
Thay vì để hết trong một tài khoản, bạn hãy chia lương ngay khi nhận:
- Tài khoản A: Chi tiêu hàng ngày
Thanh toán hoá đơn, chợ búa, đi lại, sinh hoạt
- Tài khoản B: Tiết kiệm/ngân sách dài hạn
Để riêng, không chi dùng trực tiếp, có thể là tài khoản tiết kiệm online hoặc ngân hàng số khác
- Tài khoản C: Self-care/cá nhân
Mua sắm cho bản thân, đi chơi, đặt spa, mua sách, đi cà phê... Giúc bạn vui và không bị stress tài chính
3. Mẫu chia thu nhập theo 3 tài khoản
Với lương 15 triệu/tháng:
- Chi tiêu hàng ngày: 9 triệu
- Tiết kiệm: 4 triệu
- Self-care/cá nhân: 2 triệu
Lưu ý: Tỷ lệ có thể thay đổi tuỳ thu nhập, nhưng nguyên tắc là chia ngay khi nhận lương.
4. Công cụ hỗ trợ chia tài khoản
- App ngân hàng có tự chia "hủy bao", "tài khoản mục tiêu"
- Tạo 3 tài khoản với tên gợi nhớ: CHI TIÊU – TIẾT KIỆM – CHO MÌNH
- Ghi nhận bằng MoneyLover, Sổ tay chi tiêu, Zalo Notes...
5. Kết
Chia tiền để không rút nhầm tiền tiết kiệm là bước đầu của một tư duy quản lý tài chính hiệu quả. Hãy để tiền "về đúng chỗ", bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.