Nhảy đến nội dung
 

Giải bài toán lao động thất nghiệp: Người lao động phải liên tục 'tái thiết' bản thân

Trong bối cảnh nền kinh tế biến động mạnh, cơ cấu ngành nghề thay đổi nhanh chóng, người lao động buộc phải tự cứu lấy chính mình. Trong khi đó, Nhà nước và doanh nghiệp phải đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo và khơi thông động lực kinh tế tư nhân.

Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa - xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho hay trong kinh tế vĩ mô, GDP tăng không đồng nghĩa với việc làm tăng, đặc biệt nếu tăng trưởng đến từ các ngành thâm dụng vốn như xây dựng hạ tầng. Ví dụ, xây một cây cầu có thể làm GDP tăng, nhưng phần lớn ngân sách chi cho máy móc và vật liệu, còn lao động trực tiếp được tuyển rất ít và mang tính thời vụ. Do đó, dù kinh tế có thể tăng trưởng và thu ngân sách cao, tình trạng thất nghiệp vẫn có thể tồn tại.

Thạc sĩ Thành lý giải, thị trường lao động phức tạp hơn và 2 yếu tố quyết định là cung và cầu lao động. Nhưng hiện nay cung tăng về số lượng nhưng chưa đo được hết chất lượng. Trong khi đó, cơ cấu lao động và kinh tế có sự thay đổi nên làm cho một bộ phận người lao động (NLĐ) không còn phù hợp. Các chương trình đào tạo chưa sát thực tế khiến nhiều NLĐ trẻ dù có bằng cấp nhưng vẫn không tìm được việc làm thích hợp.

Ngược lại, ở các ngành cần lao động phổ thông, doanh nghiệp (DN) cũng còn nhiều khó khăn, tìm cách tối ưu chi phí bằng cách giảm lương, khiến NLĐ mất động lực. Một số NLĐ trung niên làm việc văn phòng, hành chính, và sắp tới đây là lực lượng công dôi dư từ sắp xếp bộ máy… khi sang môi trường tư cũng sẽ gặp không ít thách thức.

Trong bối cảnh đó, NLĐ cần chủ động học hỏi, chấp nhận thay đổi, thậm chí bắt đầu lại từ đầu với công việc thấp hơn. Khởi nghiệp, tự tạo việc làm, buôn bán nhỏ… có thể là lối đi chính. Song song đó, Nhà nước và DN cần đồng hành, hỗ trợ đào tạo lại, và bảo đảm an sinh.

Ông Thành cũng cho rằng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị là một hướng đi đúng để phát triển kinh tế tư nhân, nhưng cần được triển khai cụ thể hơn khi thực thi. Cần xác định rõ khu vực kinh tế tư nhân là ai, tạo ra việc làm thế nào và làm sao để tạo động lực, hỗ trợ các DN nhỏ, siêu nhỏ - đặc biệt tại TP.HCM, bởi nhóm này chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng phần nhiều vẫn hoạt động phi chính thức.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, thị trường lao động vẫn có nhiều cơ hội trong năm 2025, nhất là ở lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ cao, công nghệ tài chính và chuyển đổi số. Tuy nhiên, cơ hội này không dành cho tất cả.

Ông Tuấn cũng cảnh báo hiện các DN đang tinh giản lao động, áp lực công việc tăng cao, trong khi người trẻ có xu hướng dễ bỏ việc, người trung niên lại khó tiếp cận công nghệ, dẫn đến thị trường lao động biến động mạnh, mất cân đối cơ cấu nghề nghiệp. Theo ông, Nghị quyết 68 là động lực mới, cần được thúc đẩy bằng việc đào tạo thế hệ doanh nhân mới, đổi mới tư duy tài chính - quản trị, đầu tư công liên vùng… để tạo thêm nhiều việc làm. Trên hết, NLĐ cần chủ động "tái thiết" bản thân, từ học tập đến dấn thân, để không bị lạc hậu.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn