Nhảy đến nội dung
 

Gen Z như tôi không trung thành mù quáng với công ty

Là một nhân viên Gen Z đang đi làm, tôi đọc nhiều bài viết phàn nàn về việc giới trẻ "nghỉ việc quá dễ dàng", "thiếu kiên nhẫn", "thiếu trung thành với công ty"... Nhưng tôi cho rằng, các lý do mà Gen Z rời bỏ công việc hiện nay phần lớn đều hợp lý và là một dấu hiệu cho thấy chúng tôi đang có nhận thức rõ ràng hơn về quyền lợi và giới hạn của bản thân.

Trong bài viết trước, tác giả Minh Tuyền than thở "khó khăn giữ chân nhân viên Gen Z 'không hài lòng là nghỉ việc'" vì các lý do như: không được nghỉ thứ bảy, không có cơ hội thăng tiến, chê sếp quá khó tính... Tôi xin phản biện như sau:

Không được nghỉ thứ bảy: Nếu một công ty vẫn yêu cầu nhân viên làm việc sáu ngày một tuần trong khi không thuộc ngành đặc thù (sản xuất, vận hành liên tục), thì điều đó nói lên rất nhiều về tư duy quản trị và cách tổ chức công việc. Thiếu một ngày nghỉ trong tuần không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống cá nhân, mà còn cho thấy công ty thiếu sự tôn trọng với thời gian sống của nhân viên. Đó không chỉ là "chính sách", mà là quan điểm về con người.

Không có cơ hội thăng tiến: Không ai muốn mắc kẹt mãi trong một vị trí mà không biết bao giờ mới được ghi nhận, phát triển hoặc lên cấp. Nếu công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, không đầu tư đào tạo, không đặt kỳ vọng vào nhân viên thì nghỉ việc để tìm cơ hội mới không phải là thiếu kiên nhẫn, mà là khôn ngoan.

Sếp quá khó tính: Chúng tôi không ngại sếp nghiêm khắc, yêu cầu cao, cầu toàn trong công việc. Nhưng nhiều trường hợp "sếp khó tính" ở Việt Nam lại là kiểu sếp nhỏ nhen, soi mói, áp đặt cá nhân, thậm chí dùng quyền lực để trấn áp và kiểm soát nhân viên. Vậy thì, tại sao Gen Z phải chịu trận?

>> Tôi bị sốc vì ứng viên Gen Z chê công ty trong buổi phỏng vấn xin việc

Trước khi trách Gen Z, nhà tuyển dụng hãy tự hỏi mình: đã đủ tốt (kế hoạch đào tạo nhân viên trẻ, môi trường làm việc chuyên nghiệp, đãi ngộ đủ cạnh tranh) chưa? Gen Z không thiếu nỗ lực. Chúng tôi học hỏi nhanh, chịu áp lực giỏi, có khả năng thích ứng linh hoạt. Nhưng chúng tôi cũng không ngại rời đi nếu nơi mình làm việc thiếu công bằng, thiếu minh bạch, thiếu sự phát triển.

Nhân viên và công ty là mối quan hệ giao dịch. Nhân viên bán sức lao động, kỹ năng và thời gian và họ có quyền chọn người mua tốt nhất. Nếu công ty bạn trả thấp, bóc lột và thiếu công bằng, trong khi công ty khác trả xứng đáng hơn, thì việc nhân viên rời đi để đầu quân cho bên khác là hoàn toàn hợp lý. Đó không phải là "thiếu trung thành", mà là biết tự bảo vệ giá trị của mình.

Người tài không ràng buộc bởi lòng trung thành mù quáng. Họ cần sự công nhận, cần phát triển và cần được đối xử công bằng. Nếu nhà tuyển dụng không giữ chân được họ, lỗi không nằm ở Gen Z mà ở việc công ty chưa đủ hấp dẫn để trở thành lựa chọn họ muốn gắn bó.

Thay vì đổ lỗi cho người trẻ dễ "nhảy việc", hãy biến công ty của bạn thành nơi mà người tài muốn chọn ở lại. Trung thành không phải là nghĩa vụ – mà là kết quả.

Mai Anh Dao

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn