Nhảy đến nội dung
 

Doanh nghiệp sẽ làm gì trong bối cảnh chiến tranh thương mại?

Tăng sức cạnh tranh, định vị lại thị trường mục tiêu... là một số giải pháp doanh nghiệp cần thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

Sáng 21.5, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức Diễn đàn CEO 2025 với chủ đề “Giải pháp mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại”.

Thảo luận về chủ đề tăng cường năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết vấn đề đang tác động rất lớn là chính sách thuế quan và bảo hộ của các nước. Đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm được một thị trường như Mỹ để xuất hàng là đủ nên chưa có tư duy phải tìm thêm các thị trường khác. Bà nhấn mạnh cần tái định vị thị trường xuất khẩu là tìm kiếm các thị trường mới. Kế đến là xây dựng lợi thế cạnh tranh. Sự khác biệt của các sản phẩm, trong mỗi chai nước mắm, bịch gạo cũng đều chứa đựng những câu chuyện. Giải pháp xanh và số là năng lực sống còn, phải áp dụng tiết kiệm năng lượng, truy xuất nguồn gốc. Khi kết nối hệ sinh thái, khi một doanh nghiệp nhỏ nhận được đơn hàng lớn thì phải kết nối cùng sản xuất.

Với chủ đề về thị trường nội địa hơn 100 triệu dân, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ TP.HCM, chia sẻ một số góc nhìn thực tế về hành vi tiêu dùng nội địa và cách doanh nghiệp cần đổi mới để tiếp cận hiệu quả. Cụ thể, chi tiêu cá nhân đang ở mức thận trọng. Sức khỏe của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có vấn đề, nên có chững lại về chi tiêu, tiêu dùng. Xu hướng cá nhân hóa sản phẩm và mua sắm đa kênh, vì thế các doanh nghiệp FDI đang làm tốt hơn doanh nghiệp trong nước rất nhiều.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn để mua những sản phẩm xanh, tốt cho sức khỏe, nhưng các bộ tiêu chuẩn của chúng ta chưa thực sự hoàn chỉnh. 74% khách hàng cho biết sẵn sàng trả giá cao hơn tới 20% để mua các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường. Chuyển đổi số, AI được nhắc rất nhiều, nhưng các doanh nghiệp nội địa vẫn còn loay hoay. Chúng ta không thể đạt được tăng trưởng nếu không có việc đổi mới sáng tạo cũng chưa có những doanh nghiệp dân tộc. Các nhà bán lẻ cũng chưa có những mô hình phục vụ riêng cho người Việt, hiểu người Việt. Câu chuyện đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đang rất thiếu...

Theo ông Lâm Quốc Thanh, Tổng giám đốc SATRA, để tránh trường hợp lệ thuộc quá nhiều vào kênh nước ngoài, các doanh nghiệp thành viên như Cofidec đã và đang xuất khẩu mạnh mẽ sang Nhật Bản (80% kim ngạch xuất khẩu), Hàn Quốc (10%) và các thị trường khác như Úc; lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Canada, Mỹ (10% kim ngạch xuất khẩu còn lại) với các mặt hàng thực phẩm chế biến, nông sản và thủy sản. Công ty cũng đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại thị trường châu Phi và Trung Đông, tận dụng các hiệp định thương mại tự do để hưởng ưu đãi thuế.

Ông cũng đề xuất xây dựng cơ chế giao thương linh hoạt với các giải pháp logistics hiện đại, minh bạch về xuất xứ, cải cách thủ tục hành chính và xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng mong muốn được tiếp cận một hệ thống đồng bộ, trong đó chính sách - hạ tầng - hỗ trợ thị trường - kết nối quốc tế phối hợp chặt chẽ để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững...



 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn