Nhảy đến nội dung

Doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá gì về kinh tế trong năm 2025?

Doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2025. Tuy nhiên chuyên gia cho rằng 'trong nguy có cơ', nếu doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội và nắm bắt xu thế thì vẫn phát triển đột phá.

Chiều 14-5, tại thành phố Cần Thơ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội nghị doanh nghiệp hội viên thường niên năm 2025, chủ đề "Thích ứng trước thách thức thương mại toàn cầu - cơ hội và hướng đi mới cho doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long".

Tại hội nghị, ông Võ Tân Thành - phó chủ tịch VCCI - cho biết năm 2024 kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, phần lớn nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ doanh nghiệp trong vùng: GRDP toàn vùng đạt 7,3%, vượt mức tăng trưởng năm 2023 (6,6%) và cao hơn mức bình quân cả nước (7,09%). 

Nhiều địa phương có mức tăng trưởng ấn tượng như Trà Vinh (10,04%), Hậu Giang (8,76%), Long An (8,3%) và Kiên Giang (7,5%).

Bên cạnh những kết quả khả quan, vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều thách thức như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn khiêm tốn cả về số lượng dự án lẫn quy mô vốn. 

Cụ thể, năm 2024 toàn vùng chỉ thu hút được 142 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 628 triệu USD, tương ứng chỉ 1,2% và 3,2% so với cả nước.

Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân cũng đang đối diện nhiều khó khăn. Dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12%, nhưng vẫn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (8%) so với tổng số doanh nghiệp cả nước. 

Đáng chú ý số dang nghiệp tạm ngưng hoạt động chờ giải thể hoặc đã giải thể vẫn đang ở mức cao, phản ánh rõ những áp lực đang đè nặng lên khu vực kinh tế tư nhân của vùng.

Theo khảo sát của VCCI chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đầu năm 2025, phần lớn doanh nghiệp dự báo sẽ gặp nhiều thách thức: 68,8% lo ngại về lạm phát và chi phí sản xuất tăng; 57,1% dự báo nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm; 54,5% cho rằng thị trường xuất khẩu sẽ suy giảm.

"Những con số này là lời cảnh báo nghiêm túc, đòi hỏi cả khu vực công và tư phải có hành động nhanh chóng, quyết liệt và đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua sóng gió.

Năm 2025 mở ra với nhiều bất định từ kinh tế toàn cầu, chính sách thương mại của Hoa Kỳ, xung đột địa chính trị và biến động của thị trường tài chính. 

Với bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần nhạy bén thích ứng, nắm bắt cơ hội và vạch ra chiến lược phát triển phù hợp.

Trong nước thì đang bước vào giai đoạn cải cách sâu rộng về thể chế và bộ máy quản lý nhà nước. 

Những nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị như nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy, nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ, nghị quyết 66 về cải cách thể chế, nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đang mở ra những nền tảng mới để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Trong nguy luôn có cơ, nếu biết tận dụng cơ hội từ cải cách đúng lúc, đồng thời nắm bắt xu hướng toàn cầu thì kinh tế Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hoàn toàn bước vào giai đoạn phát triển đột phá", ông Thành khuyến nghị.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn