Nhảy đến nội dung

Cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm 5 lần được cấp dưới đưa phong bì

Tại cơ quan điều tra, cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận đã 5 lần nhận phong bì, tổng số tiền 250 triệu đồng từ cấp dưới đưa cho, nói là 'doanh nghiệp cảm ơn'.

Cựu cục trưởng 5 lần nhận tiền

Làm việc với cảnh sát, ông Nguyễn Thanh Phong, cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thừa nhận hành vi của mình.

Cụ thể, ông Phong khai mỗi lần đi hậu kiểm về, bị can Cao Văn Trung, Phó phòng Giám sát ngộ độc (thuộc Cục An toàn thực phẩm), đưa cho phong bì chứa 50 triệu đồng và nói "doanh nghiệp cảm ơn".

Ông Phong thừa nhận đã nhận 5 lần, tổng cộng 250 triệu đồng sau 1 lần đi hậu kiểm và 4 lần đi cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (giấy chứng nhận GMP) cho 2 nhà máy MediPhar và MediUSA.

Trong khi đó, ông Cao Văn Trung thừa nhận sai phạm của mình đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng, khi quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng, làm cho công tác kiểm tra hậu kiểm giảm tính khách quan.

Trước đó, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an, đã khởi tố ông Phong, ông Trung và 3 cán bộ của Cục An toàn thực phẩm, gồm: Đinh Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và đào tạo an toàn thực phẩm; Nguyễn Thị Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng và đào tạo an toàn thực phẩm và Lê Thị Hiên, chuyên viên 2 Trung tâm Ứng dụng và đào tạo an toàn thực phẩm, cùng về tội nhận hối lộ.

Động thái này nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả do Nguyễn Năng Mạnh (36 tuổi, Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA) cầm đầu.

Trong vụ án này, C03 đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Năng Mạnh; Đỗ Mạnh Hoàng, Giám đốc Công ty MediPhar; Khúc Minh Vũ, Giám đốc Công ty Việt Đức; Phạm Thị Hường, kế toán phụ trách 4 công ty; Lê Thị Toan, thủ quỹ 6 công ty, để điều tra 2 tội danh "sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm" và "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Sản xuất thực phẩm chức năng giả cho người già, trẻ em

Theo C03, Mạnh cùng đồng phạm đã mua nguyên liệu trôi nổi, hoặc của Trung Quốc, rồi gắn nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu. Nhiều thành phần hàng hóa chỉ đạt dưới 30% so với công bố. Từ năm 2016, Mạnh cùng đồng phạm thành lập nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả.  

Cạnh đó, Mạnh và Hoàng đã thống nhất chi tiền cho Cục An toàn thực phẩm để được tạo điều kiện trong khâu thẩm định, hậu kiểm và cấp phép công bố sản phẩm. Cụ thể, để các nhà máy Mediusa và MediPhar sớm được thẩm định, hậu kiểm, cấp giấy chứng nhận và đi vào sản xuất, Mạnh và Hoàng đã chi cho đoàn kiểm tra thẩm định do Cục An toàn thực phẩm chủ trì, tổng số hơn 1 tỉ đồng để được ghi giảm số lỗi khi thẩm định, hướng dẫn cách khắc phục, cho thời gian để khắc phục lỗi.

Đồng thời, để hồ sơ xin cấp phép công bố sản phẩm không phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, kéo dài việc cấp phép hoặc không cấp phép, Mạnh và Hoàng đã chỉ đạo nhân viên đưa hơn 2 tỉ đồng cho chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép công bố sản phẩm thuộc Cục An toàn thực phẩm.

Từ đó, lãnh đạo, nhân viên Cục An toàn thực phẩm đã tạo điều kiện cấp phép 207 sản phẩm cho 9 công ty là MediPhar, Mediusa, MegaLife, Việt Đức, Mega Pharco, Việt Pháp, Liên doanh USA, PharmaCist và Vita Pharma của Nguyễn Năng Mạnh.

Ngoài ra, C03 cũng xác định nhóm của Mạnh sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán (một nội bộ, một để kê khai thuế) nhằm giảm số thuế phải nộp, gây thất thoát cho Nhà nước.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn