Nhảy đến nội dung

Cứ 4 trong 10 người Việt chán làm dù chưa nghỉ việc

Tại Việt Nam, quiet quitting đang lan rộng trong bối cảnh áp lực công việc ngày càng gia tăng.

Theo Báo cáo Xu hướng nhân sự 2025 của Anphabe, dựa trên khảo sát 380 lãnh đạo HR và 12.948 người đi làm tại các doanh nghiệp, được thực hiện từ tháng 11/2024 đến tháng 3/2025, thị trường lao động Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng đáng lo ngại của hiện tượng “quiet quitting” (tạm dịch: "nghỉ việc thầm lặng"), trạng thái nhân viên đi làm nhưng đã “nghỉ việc trong tâm trí”.

Cụ thể, có tới 48% người lao động hiện “cởi mở” hoặc chủ động tìm kiếm cơ hội mới, dù chưa chính thức rời bỏ công việc. Đáng chú ý, chỉ 49% nhân sự cảm thấy gắn bó với công ty, và cứ 10 người thì có 4 người không còn thấy tương lai tại nơi mình làm việc.

Theo Forbes, hiện tượng này thường bắt nguồn từ một môi trường làm việc thiếu lành mạnh, nơi nhân viên cảm thấy không được lắng nghe, hỗ trợ, hay trân trọng. Thay vì lên tiếng, họ chọn cách làm việc “vừa đủ”, như một phản ứng thụ động để tự bảo vệ bản thân.

“Khi nhân viên cảm thấy tổ chức không quan tâm đến họ, họ sẽ giảm nỗ lực. Đây là nguyên nhân chính đẩy nhiều người trẻ vào vòng xoáy quiet quitting", Jim Harter (Mỹ), Giám đốc khoa học về phúc lợi và hiệu suất làm việc tại Gallup, chia sẻ với Fortune.

Tinh thần làm việc 'nguội lạnh'

Tại Việt Nam, "quiet quitting" đang lan rộng trong bối cảnh áp lực công việc ngày càng gia tăng. Báo cáo Anphabe chỉ ra rằng 40% nhân viên đang trải qua stress và kiệt sức, đặc biệt là nhóm “sống sót” sau các đợt tinh gọn tổ chức. Điều bất ngờ là mức độ stress của nhóm này thậm chí còn cao hơn những người bị sa thải.

Nguyên nhân chính xuất phát từ khối lượng công việc tăng vọt sau khi 28% doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm nhân sự trong năm 2024, và 10% dự kiến tiếp tục trong năm 2025. Những người ở lại phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn với ít hỗ trợ hơn, dẫn đến tình trạng kiệt sức.

Bên cạnh đó, 40% nhân viên không thấy triển vọng nghề nghiệp trong 2 năm tới, khiến động lực làm việc dần biến mất. Dư âm của đại dịch cũng góp phần khiến 4/10 người lao động rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.

bao cao Anphabe,  nhan su Viet,  quiet quitting,  quiet firing,  thi truong lao dong anh 1

Khi nhân viên cảm thấy bị vắt kiệt sức mà không được công nhận, họ dễ rơi vào trạng thái chán nản.

Một yếu tố khác là “quiet firing”, hiện tượng doanh nghiệp “sa thải thầm lặng” qua các hình thức như tối ưu nguồn lực hay tái cấu trúc, khiến nhân viên cảm thấy bị xem nhẹ và mất niềm tin.

Hành vi "nghỉ việc thầm lặng" thể hiện rõ qua những dấu hiệu cụ thể như nhân viên check-in đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không nỗ lực vượt mong đợi.

Trong các cuộc họp, họ mỉm cười, gật đầu nhưng hiếm khi đưa ra ý kiến hay sáng kiến mới. Thay vì đặt câu hỏi “Làm sao để tốt hơn?”, họ chỉ quan tâm “Làm sao để xong việc?”. Họ tránh tham gia các hoạt động ngoài yêu cầu như dự án đổi mới hay hỗ trợ đồng nghiệp, và không còn chia sẻ tầm nhìn dài hạn với tổ chức.

Dù vẫn hiện diện tại nơi làm việc, sự nhiệt huyết và cam kết của nhân sự đã nguội lạnh.

Vai trò của doanh nghiệp

Tuy nhiên, "quiet quitting" không phải là dấu chấm hết. Nhiều nhân viên vẫn trân trọng một số khía cạnh của công việc, như mức lương, mối quan hệ với đồng nghiệp, hay vai trò họ đảm nhận. Đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại cách đối xử với nhân viên và xây dựng môi trường làm việc tích cực hơn.

Gallup gợi ý rằng để đảo ngược xu hướng này, doanh nghiệp cần ưu tiên phát triển đội ngũ quản lý. Một nhà quản lý giỏi không chỉ là “sếp” mà còn là huấn luyện viên, biết cách khích lệ, phát huy điểm mạnh của nhân viên, khuyến khích thử thách và thúc đẩy sự hợp tác.

bao cao Anphabe,  nhan su Viet,  quiet quitting,  quiet firing,  thi truong lao dong anh 2

Một số tổ chức vô tình áp dụng “sa thải thầm lặng” qua các hình thức như tối ưu nguồn lực hay tái cấu trúc, khiến nhân viên cảm thấy bị xem nhẹ và mất niềm tin.

Trong cuộc đua săn lùng nhân tài, nhiều công ty kỳ vọng nhân viên luôn ở trạng thái “vượt ngưỡng”. Tuy nhiên, việc áp đặt mọi cá nhân phải liên tục hoạt động ở hiệu suất cao là phi thực tế và gây tổn hại đến tinh thần làm việc. Khi nhân viên cảm thấy bị vắt kiệt sức mà không được công nhận, họ dễ rơi vào trạng thái chán nản.

Bên cạnh đó, các tổ chức cần khuyến khích nhân viên đặt mục tiêu khả thi và ghi nhận những bước tiến nhỏ. Việc yêu cầu nhân viên tham gia các hoạt động ngoài lề như thuyết trình, tuyển dụng, hay đào tạo đồng nghiệp không nên là điều kiện bắt buộc để giữ việc. Khi kỳ vọng của công ty vượt xa thực tế, "nghỉ việc thầm lặng" trở thành cách nhân viên tự bảo vệ bản thân khỏi kiệt sức.

Chính sách 'mở cửa' của lãnh đạo lợi hay hại?

Cuốn sách Lãnh đạo giỏi cần chi quy tắc của Kevin Kruse thách thức những quan niệm lãnh đạo truyền thống bằng cách đề xuất 10 nguyên tắc "ngược đời" để lãnh đạo hiệu quả hơn. Một trong số đo là chính sách "mở cửa" của sếp, tức việc luôn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến và trao đổi với nhân viên. Mặc dù mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy giao tiếp và minh bạch trong tổ chức, Kruse chỉ ra rằng nó cũng có thể dẫn đến những bất lợi, như gián đoạn công việc và giảm hiệu suất.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn