Nhảy đến nội dung

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Đề xuất nghiên cứu thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở

TPO - GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nêu vấn đề, qua dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều chuyên gia mong muốn đề xuất giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh - dù quy mô to, hay nhỏ - quy định là chính quyền cấp cơ sở.

TPO - GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nêu vấn đề, qua dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều chuyên gia mong muốn đề xuất giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh - dù quy mô to, hay nhỏ - quy định là chính quyền cấp cơ sở.

Chiều 20/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lấy ý kiến đối với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Đề xuất nghiên cứu thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở ảnh 1

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh các ý kiến góp ý sẽ được tổng hợp, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Ảnh: Quang Vinh.

Băn khoăn về cụm từ “trực thuộc”

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết, đến nay, qua báo cáo nhanh, các tổ chức thành viên, MTTQ các tỉnh, thành phố, đã tổ chức 6.558 hội nghị để thảo luận, lấy ý kiến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Theo ông Thủy, đối với các quy định liên quan tới MTTQ Việt Nam, nhìn chung, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10 và khoản 1 điều 84 Hiến pháp.

Đa số ý kiến thống nhất cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Đa số ý kiến cũng cho rằng, bổ sung quy định các tổ chức chính trị - xã hội “trực thuộc” MTTQ Việt Nam tại khoản 2 Điều 9 và Điều 10 Hiến pháp năm 2013 có tính đột phá, phù hợp với chủ trương, nghị quyết của Đảng trong giai đoạn hiện nay, nhất là với Nghị quyết số 60 ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Đề xuất nghiên cứu thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở ảnh 2

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Tuy nhiên, theo ông Thủy, còn có một số ý kiến băn khoăn về việc sử dụng cụm từ “trực thuộc MTTQ Việt Nam” tại khoản 2 vì mang tính chất hành chính, trong khi 5 tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức mang tính liên hiệp tự nguyện; MTTQ Việt Nam không có chức năng lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội nên các tổ chức chính trị - xã hội không “trực thuộc” hoặc “thuộc” MTTQ Việt Nam. Vì vậy, đề nghị bỏ cụm từ “trực thuộc MTTQ Việt Nam” vì cụm từ “được tổ chức và hoạt động thống nhất trong MTTQ Việt Nam” đã thể hiện nội dung này hoặc thay bằng quy định các tổ chức này là “thành viên cốt lõi” của MTTQ Việt Nam.

Góp ý tại hội nghị, nhấn mạnh quan điểm MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, nhiều đại biểu cho rằng, không nên dùng cụm từ "trực thuộc" để quy định mối liên hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội với MTTQ, bởi chữ "trực thuộc" có nội hàm về cấp trên, cấp dưới.

Theo ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nên dùng cụm từ "thành viên nòng cốt của MTTQ". Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng nên xem xét cụm từ phù hợp với bản chất mối quan hệ giữa MTTQ với các tổ chức chính trị - xã hội.

Nên xem xét giữ thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở

Đối với nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan tới tổ chức chính quyền địa phương, báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho thấy, đa số ý kiến thống nhất với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo nghị quyết và đã bảo đảm phù hợp với chủ trương sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.

Tại hội nghị, GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu vấn đề, qua dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều chuyên gia mong muốn đề xuất giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh - dù quy mô to, hay nhỏ - quy định là chính quyền cấp cơ sở.

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Đề xuất nghiên cứu thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở ảnh 3

GS.TS Trần Ngọc Đường nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

"Không nên chia nhỏ thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Các đô thị này ra đời từ rất lâu, có vai trò rất lớn về chính trị, xã hội, kinh tế. Nếu chia nhỏ ra, sẽ thiếu sự liên kết chặt chẽ như trước đây. Cần thiết giữ lại thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố- ngang với cấp chính quyền cơ sở để tạo điều kiện phát triển", ông Đường nói.

Ông Đường dẫn chứng, ở nước ta hiện có 53 thị xã, 84 thành phố thuộc tỉnh, đã hình thành lâu năm theo quy luật phát triển; nhiều nơi là trung tâm của cả vùng. Ông Đường viện dẫn nội dung Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về định hướng quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh "thay mặt ý kiến nhiều nhà khoa học, chuyên gia, kiến nghị đề xuất giữ lại các thành phố, thị xã thuộc tỉnh".

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cũng đồng tình với ý kiến của GS.TS Trần Ngọc Đường. Theo ông Thiên, nếu các thành phố, thị xã thuộc tỉnh bị chia ra thành phường sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển.

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Đề xuất nghiên cứu thành phố thuộc tỉnh là cấp cơ sở ảnh 4

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

"Về mặt kinh tế, nếu bỏ một thành phố sẽ mất nhiều thứ lắm", ông Thiên khẳng định, cho rằng, thành phố không phải là "danh hiệu", không chỉ là tên gọi mà còn là tọa độ để thu hút nguồn lực phát triển. Ông Thiên cho rằng, nên giữ nguyên thành phố thuộc tỉnh - ngang với cấp chính quyền cơ sở. "Nếu chia ra sẽ không còn là một chỉnh thể, không còn là cực tăng trưởng, không phát huy được sức mạnh", ông Thiên nhấn mạnh.

"Thành phố là thương hiệu, có giá trị trong phát triển. Thậm chí, có thương hiệu định giá cả tỷ đô hoặc nhiều tỷ đô. Thử hình dung thành phố Hội An không còn nữa - một đô thị du lịch lẫy lừng bị mất đi", ông Thiên nói, cho rằng nên nghiên cứu kỹ, tránh những hệ quả để lại.

Trường Phong
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn