Nhảy đến nội dung
 

Chợ Bến Thành là biểu tượng, cần tăng giáo dục cho tiểu thương, tăng chế tài để giữ thương hiệu

Qua chuyện tiểu thương chợ Bến Thành (TP.HCM) bán "4 tô bún măng vịt giá 1 triệu đồng", nhiều ý kiến cho rằng TP cần tăng giáo dục, tăng chế tài với người bán để tránh chèo kéo, chặt chém khách mua, đây là cách để giữ gìn biểu tượng du lịch của TP.

Bài viết "Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày" được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online ngày 15-7 nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc với nhiều quan điểm trái chiều, nhưng phần lớn cho rằng giá cao.

Phần ăn đó chừng 500.000 đồng là hợp lý?

Bạn đọc nguy****@gmail.com cho rằng 4 bát bún như trên giá cao lắm khoảng 100.000 đồng, cộng gỏi, phần thịt lọc thì 400.000 - 500.000 đồng là kịch khung. Bạn này cho rằng làm ăn như vậy là chộp giật thì khó có khách đến.

Còn bạn đọc 0908******37 cho rằng vịt 350.000 đồng/con, cháo vịt 60.000 đồng/tô,... kèm các kiểu tầm 600.000 - 700.000 đồng. Do đó bạn đọc mong các hàng, quán đừng "chặt chém" sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh hàng quán khác

Trong khi đó nhận định 60.000 đồng cho 1 tô thì khá bình thường ở nơi bán, bạn đọc ngoc****@gmail.com cho rằng khả năng giá gỏi thì mắc.

"Nếu tính giá nửa con và giá gấp đôi nơi khác thì cũng chỉ tầm 300.000 đồng nữa thôi. Có vẻ người bán tính theo kiểu đong đếm lượng thịt bỏ trong tô bún. Chắc tô bún 60.000 đồng bỏ 3 miếng thịt có xương, bây giờ gỏi này họ bỏ hơn 20 miếng thịt không xương. Nên nhân 10 lần tiền", bạn đọc nhận định.

Từng vào chợ Bến Thành ăn uống, bạn đọc tên Hạnh cho biết kêu 1 phần thịt nướng, 2 cây thịt nướng (mỗi cây 2 lát thịt nạc), 1 cây nem không rau, không bánh tráng, không bún nhưng giá 120.000 đồng, trong khi ở ngoài chắc 40.000 đồng là cùng... Do đó ăn thử cho biết 1 lần và không có lần thứ 2.

Tuy nhiên, bạn đọc Hoang Ngoc lại cho rằng ăn ngay trung tâm, mặt bằng thuê đắt đỏ mà 4 người ăn 4 tô bún, rồi còn gọi thêm thịt không xương (thịt ức - phần ngon nhất của con vịt), rồi gỏi này nọ nữa... tổng cộng có 1 triệu là hợp lý rồi.

"Muốn rẻ ghé quán vỉa hè lề đường mà ăn. Cách đây gần 20 năm trước, vô mấy khách sạn 5 sao ăn buffet mà giá đã 500.000 đồng/người rồi mà có thấy ai chê mắc đâu. Thuận mua vừa bán, muốn ăn sang chảnh đô thị trung tâm sầm uất thì phải chịu chi, chịu tốn tiền nhiều thôi!".

Bạn đọc Vinhu cho rằng đã ăn nhiều lần ở quán này thì thấy cũng rất bình thường với giá trên. Cơ bản họ bán giá đắt từ lâu rồi, thêm nhiều thịt thì giá càng cao.

Xử phạt còn nhẹ, cần tăng giáo dục và chế tài để giữ gìn biểu tượng của thành phố

Bạn đọc có tên Bưởi cho rằng với "chặt chém" nặng tay như thế này thì cần rút luôn giấy phép, chứ không chỉ có đình chỉ 3 ngày. Những tiểu thương này tự hủy kinh doanh của chính họ.

Hoan nghênh ban quản lý chợ đã xử lý nhanh nhẹn, bạn đọc nguy****@gmail.com cho rằng phải làm mạnh tay với những trường hợp bán hàng "chặt chém" để chợ Bến Thành là chợ văn minh của thành phố.

Kể lại câu chuyện người bán nói thách, bạn đọc Dang Mai cho biết cách đây hơn nửa tháng có vào chợ Bến Thành mua chè, lần hiếm hoi mua hàng ở đây. Đi ngang qua khu hàng lưu niệm nghe người bán chèo kéo khách nước ngoài, hạ giá bán đến bất ngờ.

"Tôi còn run và tự nhủ không nên mua hàng ở đây, chứ nói gì đến du khách", bạn đọc nêu quan điểm.

Nhìn ở góc độ du lịch, một bạn đọc cho rằng chợ Bến Thành là biểu tượng du lịch của thành phố, do đó chính quyền cần mở lớp giáo dục thường xuyên cho tiểu thương và tăng chế tài để giữ thương hiệu, làm ăn lâu dài.

Bạn đọc Nguyễn Xuân Tiến thì mong các cơ quan chức năng cứ mạnh tay xử lý nghiêm, có thể đình chỉ hoặc không cho họ làm ăn nữa, để răn đe cho những người có ý "chặt chém" như vậy.

Ngoài xử lý theo nội quy chợ, nhiều ý kiến cho rằng chính quyền cần mạnh tay xử phạt với những hành vi vi phạm như "chặt chém", chèo kéo khách hàng, có thái độ thiếu lịch sự....

Bởi việc kinh doanh "chặt chém" đã diễn ra tại chợ Bến Thành nhiều lần, nếu để tình trạng này tái diễn liên tục, ngôi chợ vốn là biểu tượng du lịch của TP.HCM sẽ mất điểm trong mắt khách hàng, đặc biệt du khách nước ngoài.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn