Cấp xã sau sáp nhập làm gì trong lĩnh vực tư pháp từ 1.7?

Từ 1.7, cấp xã được giao những thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp như thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ, xác định lại dân tộc, thay đổi hộ tịch; xác nhận công dân biên giới nhận con nuôi; lĩnh vực bồi thường nhà nước...
Một số thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp sẽ được UBND cấp xã đảm nhiệm từ 1.7, cụ thể:
Công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã thực hiện toàn bộ chức năng hộ tịch cấp huyện
Theo khoản 2 Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 120/2025/NĐ-CP thì trong trình tự, thủ tục thực hiện tại các quy định nêu tại khoản 1 Mục này, các nhiệm vụ của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ được chuyển giao tương ứng cho UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã.
Các nhiệm vụ của Phòng Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp, công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện sẽ được chuyển giao cho công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã.
Có nghĩa từ 1.7, công chức tư pháp, hộ tịch cấp xã chính thức đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ đăng ký hộ tịch mà trước đây do Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức hộ tịch cấp huyện thực hiện.
Cấp xã thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ, xác định lại dân tộc, thay đổi hộ tịch
UBND cấp xã được giao, cụ thể:
Trước đây, theo điều 7 luật Hộ tịch, các thủ tục như đăng ký giám hộ, khai sinh lại, xác định lại dân tộc, thay đổi hộ tịch... là thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Cấp xã có thẩm quyền xác nhận công dân biên giới nhận con nuôi
Theo đó, đối với lĩnh vực nuôi con nuôi, UBND cấp xã được giao:
Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận công dân biên giới nhận trẻ em nước láng giềng theo điều 12 Nghị định 120/2025/NĐ-CP, theo khoản 3 điều 22 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.
UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
Theo điều 14 Nghị định 120/2025/NĐ-CP, "việc chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài... thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã".
Căn cứ này được trích dẫn từ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, sửa đổi năm 2025, nhưng nay được quy định rõ là phân cấp về cấp xã, giúp địa phương xử lý trực tiếp, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cho công dân. Đồng thời, theo điều 13 Nghị định 120/2025 thì Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND cấp xã là người thực hiện chứng thực.
Ngoài ra, theo điều 15, 16 Nghị định 120/2025/NĐ-CP, cấp xã còn có thẩm quyền xác lập danh sách cộng tác viên dịch thuật, ký hợp đồng.
UBND cấp xã thực hiện xác nhận, hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn
Theo khoản 2 điều 18 Nghị định 120/2025/NĐ-CP quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, quyết định hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
Bên cạnh đó, Mục III Phụ lục hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục hỗ trợ hòa giải viên, từ lập hồ sơ đến quyết định chi tiền hỗ trợ trong thời hạn 7 ngày làm việc.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định hỗ trợ và thực hiện việc chi tiền hỗ trợ.
UBND cấp xã được giao đề nghị khen thưởng, hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật.
Trước đây, nội dung hỗ trợ hòa giải viên do cấp huyện đề xuất; nay giao UBND cấp xã thực hiện trực tiếp.
Thẩm quyền của cấp xã trong lĩnh vực bồi thường nhà nước
UBND cấp xã được giao là cơ quan giải quyết bồi thường nếu hành vi gây thiệt hại của cấp huyện thuộc nhóm nhiệm vụ của cấp xã theo khoản 2 điều 19 Nghị định 120/2025/NĐ-CP, cụ thể:
Trước đây, hầu hết các nội dung trên do UBND cấp huyện hoặc Sở Tư pháp đảm nhận.