Nhảy đến nội dung
 

Bộ Công Thương yêu cầu toàn ngành ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong ngành tổ chức trực ban 24/24 giờ và tập trung mọi nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ" để ứng phó với bão số 3 (Wipha).

Hướng di chuyển của bão số 3 lúc 8h sáng 20/7. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia.

Trước nguy cơ bão số 3 (Wipha) di chuyển nhanh và tiềm ẩn rủi ro thiên tai lớn, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc số 5380, yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong ngành triển khai quyết liệt, kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ứng phó bão.

Bảo đảm an toàn lưới điện, lên kế hoạch cung ứng lương thực

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu sở công thương các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Công điện số 112 ngày 19/7 của Thủ tướng và Công điện số 5305 ngày 17/7 của Bộ trưởng Công Thương về công tác ứng phó bão.

Bộ chỉ đạo các chủ hồ thủy điện tuân thủ nghiêm quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ; kiểm tra hệ thống thiết bị, phương án xử lý sự cố, thông báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi xả lũ. Các chủ đập phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng lũ nhân tạo.

Song song, lãnh đạo các đơn vị cần giám sát chặt an toàn lưới điện và các hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là tại vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Các đơn vị khai thác khoáng sản được yêu cầu rà soát hệ thống bãi thải, đê chắn, hồ chứa bùn quặng đuôi; xử lý nguy cơ mất an toàn, có phương án bảo vệ khu dân cư lân cận.

Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng phó thiên tai.

Ngoài ra, các thủ trưởng đơn vị ngành công thương cần tham mưu UBND cấp tỉnh dừng thi công tại khu vực nguy hiểm, di dời người và thiết bị đến nơi an toàn.

Về đảm bảo nguồn hàng thiết yếu, công điện yêu cầu các đơn vị tổ chức rà soát khu vực có nguy cơ bị chia cắt; lên kế hoạch dự trữ, cung ứng lương thực, nước uống, xăng dầu.

Các tập đoàn, công ty được giao nhiệm vụ cụ thể

Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia huy động tối ưu các nguồn điện, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục; cập nhật tình hình thủy văn và phối hợp điều tiết hồ chứa theo quy trình.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải sẵn sàng triển khai ứng phó bão theo phương châm "4 tại chỗ"; kiểm tra hệ thống công trình lưới điện, hồ đập thủy điện, đảm bảo cấp điện an toàn cho phụ tải quan trọng và khôi phục nhanh sau sự cố.

EVN cũng được giao phối hợp chặt chẽ với sở công thương địa phương và các chủ hồ để giám sát vận hành hồ chứa trong thời gian mưa bão.

Đối với lĩnh vực than, khoáng sản, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được yêu cầu chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt tại Quảng Ninh, kiểm tra an toàn mỏ, bãi thải, hồ chứa; chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa sạt lở, ngập úng, đảm bảo an toàn cho khu dân cư xung quanh.

Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) phải kiểm tra an toàn tại các công trình dầu khí, nhất là khu vực Bắc và giữa biển Đông.

Trong khi đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) triển khai phương án phòng chống thiên tai tại kho, cảng, tuyến ống; đảm bảo ứng phó sự cố tràn dầu và duy trì cung ứng xăng dầu tại khu vực bị ảnh hưởng. Các đơn vị thuộc Petrolimex cũng phải tổ chức dự trữ nhiên liệu theo đúng quy định.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được giao kiểm tra, khắc phục các điểm mất an toàn tại cơ sở hóa chất trong vùng bão, đặc biệt tránh nguy cơ rò rỉ ra môi trường.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp được giao theo dõi diễn biến bão, chỉ đạo công tác ứng phó tại các đơn vị. Cơ quan này cũng cần cập nhật báo cáo thiệt hại, công tác khắc phục gửi lãnh đạo Bộ, đồng thời chủ động xử lý theo thẩm quyền và kịp thời báo cáo khi vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương nhấn mạnh tất cả đơn vị trong ngành phải duy trì chế độ trực ban 24/24 giờ và tập trung mọi nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ" để ứng phó với bão số 3.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn