Nhảy đến nội dung
 

Bị chấn thương khi ngoáy tai, một phụ nữ phải phẫu thuật tai

Ngày 17-7, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết chị P.T.A.H., 44 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh (khu vực tỉnh Long An trước đây), nhập viện với lý do chóng mặt dữ dội.

Nhiều người bị chấn thương tai do ngoáy tai

Theo TS Nguyễn Thanh Vinh - phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2025, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng có 11 trường hợp chấn thương tai do ngoáy tai nhập viện điều trị với các tổn thương như vỡ xương thái dương, thủng màng nhĩ, gián đoạn chuỗi xương con, tổn thương hệ thống tiền đình... Các tổn thương này có thể để lại di chứng như ù tai, nghe kém, chóng mặt… nếu không được điều trị kịp thời.

Ráy tai không phải là bệnh lý. Ráy tai không gây viêm nhiễm tai mà còn có khả năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tai.

Ống tai không phải là ống thẳng đi từ ngoài vào trong màng nhĩ, mà là hình cong. Với động tác nhai, ngủ nghiêng qua nghiêng lại... đã có thể đẩy ráy tai ra ngoài một cách tự nhiên.

Vì vậy, nếu cứ đưa vật nhọn đi thẳng vào ống tai để lấy ráy tai, có thể chạm vào thành da, niêm mạc trong ống tai gây sang chấn ống tai ngoài. Các sang chấn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây viêm ống tai ngoài.

Ngoài ra, những dụng cụ nhọn này nếu xuyên vào màng nhĩ sẽ làm giảm sức nghe; gây chấn thương chuỗi xương con - là hệ thống dẫn truyền âm thanh ảnh hưởng khả năng nghe; nếu đi vào sâu nữa là ốc tai - cơ quan thính giác thực thụ của con người và có nguy cơ gây ra điếc vĩnh viễn.

Trong tai còn có động mạch cảnh trong, nếu chạm vào thì nguy cơ vỡ mạch máu này, cấp cứu không đúng cách sẽ nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt, sâu trong tai có những dây thần kinh, nhất là thần dây kinh số 7, nếu làm tổn thương sẽ gây liệt mặt, còn nếu làm tổn thương cơ quan tiền đình sẽ gây chóng mặt và nặng nề sẽ không hồi phục được… Vì vậy cần hạn chế móc ngoáy tai.

TS Thanh Vinh lưu ý móc ngoáy tai bằng tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu ống tai, tạo nút ráy tai, ảnh hưởng sức nghe cũng như dễ tổn thương khi lấy. Khi ráy tai nhiều có kèm khó chịu ở tai như mùi hôi, ù tai, nghe kém, ngứa, đau tai... nên đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng.

Khi có chấn thương sau khi ngoáy tai, cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử trí kịp thời.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn