Nhảy đến nội dung
 

Bị cách chức Giám đốc ở tuổi 48 nhưng mẹ tôi chẳng hề chao đảo: Bà đã chuẩn bị cho viễn cảnh này từ 20 năm trước!

Dù không mong muốn, nhưng việc bị sa thải ở tuổi U50 cũng không thể làm mẹ tôi chao đảo, ít nhất là trên phương diện tiền bạc.

Cách đây hơn 1 năm, khi tôi vẫn còn chưa tốt nghiệp Đại học, còn mẹ thì vừa bước sang tuổi 48, cả nhà tôi phải đón một tin ngoài sức tưởng tượng: Mẹ đã bị sa thải…

Lúc đó, bà đang là Giám đốc của một doanh nghiệp vốn nước ngoài. Chẳng ai nghĩ làn sóng sa thải sẽ "quét" qua vị trí của mẹ, nhưng điều đó đã thực sự xảy ra. Đó là một cú sốc khiến 2 chị em tôi và bố vô cùng hoang mang. Từ xưa đến giờ, mẹ vẫn luôn là trụ cột kinh tế của cả nhà.

Bố con tôi lo thiếu tiền 1, thì lo mẹ sẽ tự dằn vặt bản thân 10 nhưng điều kỳ lạ là mẹ chẳng những không buồn, không lo lắng. Bà thở phào, vui ra mặt vì… cuối cùng cũng được nghỉ ngơi.

Hóa ra, mẹ đã âm thầm chuẩn bị cho tình huống này từ 20 năm trước, khi mẹ còn là Trưởng phòng…

1 - Mẹ "cần mẫn" mua vàng hàng tháng

Mẹ tôi không phải là người ham mê đồ trang sức. Bà thậm chí còn chẳng bao giờ đeo nhẫn hay khuyên tai, nếu không phải tham gia các cuộc gặp mặt phục vụ công việc. Bố con tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng mẹ không thích những thứ phù phiếm.

Nhưng hóa ra, mẹ là một người "nghiện vàng chính hiệu". Từ khoảng những năm 2000s, khi mẹ được thăng chức lên làm Trưởng phòng, thu nhập có phần khá hơn, mẹ đã bắt đầu mua vàng.

Bà cứ cần mẫn mua vàng hàng tháng, khi thì 1 chỉ, khi thì 5 chỉ từ đó cho đến tận bây giờ. Đó không chỉ là một kênh cất giữ tài sản an toàn mà còn là một "quỹ dự phòng" khẩn cấp có thể chuyển hóa thành tiền mặt bất cứ lúc nào, mà không bị hao hụt quá nhiều. Chính nhờ "kho vàng" mẹ mệt mài xây dựng, nên khi nhận tin bị cách chức, bà mới có thể thở phào vui mừng, chứ chẳng lấn cấn lo nghĩ.

2 - Mẹ có thể nhịn ăn để duy trì 3 khoản quỹ này

Mẹ tôi có một nguyên tắc quản lý tài chính mà tôi vẫn hay gọi đùa là "ba cái bát". Ngay từ khi bắt đầu có thu nhập, mẹ đã chia tiền thành ba "bát" riêng biệt và tuyệt đối không bao giờ trộn lẫn:

Bát 1 là quỹ tiết kiệm để bố mẹ nghỉ hưu. Mẹ bảo mục tiêu của bố mẹ từ xưa đến giờ luôn là phải làm sao để lúc về già, không phải phụ thuộc tài chính vào con cái. Vì thế mỗi tháng, bố mẹ đều đặn trích một phần thu nhập để gửi tiết kiệm. Mẹ bảo: "Không ai biết tương lai thế nào. Mình phải tự lo cho tuổi già của mình, không thể ỷ lại vào mỗi lương hưu" .

Bát 2 là quỹ cho chúng tôi học hành. Điều này mãi tới khi mẹ bị sa thải, tôi mới biết… Từ khi chúng tôi còn học mẫu giáo, bố mẹ đã lo xong tiền học cho 4 năm cấp 2. Cứ thế, đến khi chúng tôi học cấp 2 thì bố mẹ đã lo xong học phí của cấp 3, rồi Đại học. Thậm chí, mẹ còn lo xa đến mức chuẩn bị cả tiền cho chị em tôi đi du học nếu muốn, phòng trường hợp chúng tôi không xin được học bổng toàn phần… Ngày mẹ thông báo tin mẹ đã bị cách chức, điều đầu tiên mẹ nói với 2 chị em tôi chính là "các con không phải lo tiền học phí, muốn đi học thêm nữa cũng chẳng thành vấn đề" .

Bát 3 chính là quỹ dự phòng. Chính nhờ quỹ dự phòng này mà khi mẹ mất việc, gia đình tôi không rơi vào cảnh "khủng hoảng" ngay lập tức, mà vẫn có đủ thời gian để điều chỉnh và tìm hướng đi mới.

Việc phân chia rõ ràng và kỷ luật với ba khoản quỹ này giúp mẹ tôi có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, biết rõ tiền của mình đang ở đâu, và phục vụ cho mục đích gì. Nó loại bỏ sự lo lắng mơ hồ về tương lai và biến những mục tiêu lớn thành các bước đi cụ thể, rõ ràng.

3 - Chắt chiu dành tiền mua đất

Ngoài việc tiết kiệm vàng và phân chia các quỹ, mẹ tôi còn có một tầm nhìn xa hơn về đầu tư: Mua đất.

Sau khi mua vàng, phân bổ tiền vào 3 "chiếc bát" phía trên, mẹ còn dành ra 1 khoản để dành để mua đất. Vì ngân sách có hạn, nên mẹ chỉ mua những mảnh đất ở vùng ven, dù giá trị lúc đó còn khá thấp nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Bà không chạy theo "sóng" đất đai, không đầu tư lướt sóng mà chỉ đơn giản là mua và để đó.

Mẹ thường nói: "Đất đai là của để dành" .

Những mảnh đất mẹ mua bằng tiền tích lũy và từ những khoản thu nhập từ nghề tay trái, giờ này đã tăng giá đáng kể.

Nhìn cách mẹ cần mẫn làm việc, tích sản như một "kiến trúc sư tài chính" từ khi còn trẻ tới tận tuổi trung niên, tôi thấm thía một điều: Tính kỷ luật là chìa khóa cho một nền tảng tài chính ổn định.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn