Nhảy đến nội dung

'AI không gây mất việc nhưng Gen Z phải thích ứng'

Đây là nhận định được chia sẻ trong tọa đàm "Gen Z cần chuẩn bị gì trong kỷ nguyên AI?" do VnExpress phối hợp cùng trường Đại học RMIT Việt Nam tổ chức, phát sóng ngày 10/5.

Tại đây, bà cùng PGS.TS. Đinh Ngọc Minh - Phó trưởng khoa Nghiên cứu & Đổi mới, Khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, RMIT Việt Nam và bà Nguyễn Phương Dung, nguyên Trưởng bộ phận kinh doanh Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam & Indonesia (Google Ads), chia sẻ về tác động của trí tuệ nhân tạo đến tương lai việc làm của Gen Z, đồng thời, chỉ ra các kỹ năng cần có trong kỷ nguyên này.

'AI không phải nỗi lo'

Trích dẫn báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới về việc AI thay thế khoảng 90 triệu việc làm nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra 170 triệu việc làm mới, bà Nguyễn Phương Mai khẳng định: "Thay vì nói rằng là tôi sẽ bị thay thế, chúng ta xoay chuyển tư duy của mình sang tôi có thể sử dụng AI được như thế nào để thành công hơn".

PGS.TS Đinh Ngọc Minh đồng tình, nhấn mạnh sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở các công việc lặp đi lặp lại, ít tương tác con ngườinhư thư ký, thu ngân, nhân viên nhập liệu. Ngược lại, các ngành nghề liên quan đến xử lý dữ liệu, an toàn thông tin và phát triển bền vững sẽ phát triển mạnh mẽ.

PGS.TS Minh đưa ra ví dụ cụ thể trong lĩnh vực bán hàng để minh họa cách AI có thể giúp con người chủ động nâng cao năng suất thay vì bị thay thế. Ông ví dụ, với sự hỗ trợ của công nghệ, một người bán hàng có thể dễ dàng mở rộng phạm vi tiếp cận và làm việc với nhiều khách hàng hơn cũng như tập trung vào khách hàng thật sự tiềm năng, dựa vào dữ liệu.

"Đó chính là cơ hội, không phải nguy cơ. Là cơ hội để sử dụng kỹ năng tương tác và thấu hiểu nhu cầu cá nhân để bước lên một tầm mới", ông nói thêm.

Bà Nguyễn Phương Dung nói thêm, AI là công cụ giúp người lao động tập trung vào công việc chiến lược và tăng khả năng cạnh tranh. "AI đang vượt tầm của tự động hóa và giúp chúng ta có thêm thời gian để tạo giá trị thực sự," bà Dung chia sẻ.

Tuy nhiên, bà Mai cũng chỉ ra rằng Gen Z là thế hệ đang chịu nhiều áp lực vì công nghệ thay đổi quá nhanh lẫn những kỳ vọng xã hội, truyền thông. Trước đó, VnExpress đã thực hiện khảo sát "Phụ huynh, học sinh lo lắng gì khi chọn trường, nghề tương lai", kết quả cho thấy, các bạn trẻ cũng như phụ huynh rất quan tâm, lo lắng và có nhu cầu cao trong việc trang bị kỹ năng công nghệ của Gen Z trong kỷ nguyên AI.

'AI không thể thay thế đam mê'

"Đam mê là một tố chất rất đặc biệt của con người mà máy móc hay bất kỳ công nghệ nào cũng không thể có", PGS.TS Minh nhấn mạnh.

Theo ông, để học tập bền bỉ và thành công, mỗi người cần xác định được lĩnh vực mình thực sự yêu thích. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển lâu dài trong bất kỳ lĩnh vực nào.Ông liệt kê các kỹ năng cứng cần thiết để thích ứng trong thời đại AI, gồm tư duy phản biện, tư duy đổi mới sáng tạo, phân tích dữ liệu. Những kỹ năng này không chỉ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả mà còn tạo nền tảng để người trẻ xây dựng tư duy phát triển bền vững.

Đồng quan điểm, bà Dung cho biết: "Ngày nay, thay đổi là điều duy nhất bất biến." Theo bà, khả năng thích nghi và học hỏi suốt đời là kỹ năng sống còn. "Nếu ngừng học hỏi, chúng ta sẽ chỉ là chuyên gia của thời đại cũ".

Bà Mai bổ sung, các nhà tuyển dụng hiện nay chú trọng cả thái độ và kỹ năng học hỏi. Mô hình tuyển dụng phổ biến là A.S.K (Attitude - thái độ, Skills - kỹ năng, Knowledge - kiến thức).

Theo bà, Gen Z Việt Nam có lợi thế lớn vì dám thử, độc lập và ham tìm hiểu, các bạn tốt nghiệp từ môi trường quốc tế còn có thêm ưu thế về ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn. "Các khách hàng nước ngoài của Groove Technology đánh giá rất cao gen Z của Việt Nam. Nhiều cựu sinh viên RMIT đang giữ vị trí trưởng bộ phận, quản lý dự án tại Groove Technology với nhiều tố chất nền tảng tốt", bà nêu ví dụ.

Những kỹ năng để sẵn sàng cho tương lai

PGS.TS. Đinh Ngọc Minh nhấn mạnh, giáo dục đại học phải thay đổi để thích ứng với thời đại công nghệ. "Sinh viên không chỉ học kiến thức, mà cần được rèn khả năng thích ứng, tư duy phản biện và học tập suốt đời. Những kỹ năng này được lồng ghép trong các hoạt động học tập hàng ngày của sinh viên tại RMIT để đảm bảo luôn sẵn sàng cho mọi thay đổi", ông nói.

Ông cũng cho biết tại RMIT Việt Nam, , giảng viên còn có nhiệm vụ kết nối với doanh nghiệp, đưa những tình huống thực tiễn vào giảng dạy. Sinh viên cần học, đồng thời, giải quyết các bài toán thực tế của doanh nghiệp, qua đó rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế.

"Một việc lớn hơn của chúng tôi và ngay cả trong chỉ tiêu của giảng viên là phải kết nối được với lại doanh nghiệp, đối tác và đem những bài tập của doanh nghiệp đối tác về xây dựng lại phù hợp với sinh viên, giảm việc phải đào tạo lại khi đi làm", ông nói thêm.

Là một trong những đại diện doanh nghiệp tham gia Industry Advisory Board (Ban cố vấn doanh nghiệp) thuộc RMIT từ hơn 10 năm trước đây, bà Nguyễn Phương Mai đánh giá cao sáng kiến này của trường. Doanh nghiệp giữ vai trò cố vấn và giúp chương trình đào tạo của trường bám sát thực tế. Theo đó, sinh viên có cơ hội thực hiện dự án thực tiễn, thực tập và việc làm ngay trong khi học.

Bà Phương Dung, cựu sinh viên RMIT, chia sẻ rằng trải nghiệm học tại trường đã giúp bà phát triển kỹ năng phản biện, khả năng đổi mới và tiếp cận quốc tế, đều là những kỹ năng tối quan trọng để thích nghi với sự thay đổi đang diễn ra như vũ bão. "Ở RMIT, phần lớn thời gian học là để thảo luận, tranh luận, phản biện và áp dụng thực tiễn", bà nói.

Ngoài ra, ba khách mời đưa ra rất nhiều kiến thức, phương pháp hữu ích để giúp Gen Z có góc nhìn đúng, định hướng sáng suốt và chuẩn bị nền tảng vững chắc khi thị trường thay đổi theo "từng ngày, từng giờ".

Cuối chương trình, PGS. TS. Đinh Ngọc Minh kết luận, qua 25 năm có mặt và phát triển tại Việt Nam, RMIT giúp sinh viên sẵn sàng trong kỷ nguyên công nghệ bằng cách kết hợp của ba điểm chính yếu: rèn luyện kỹ năng đa ngành và thích ứng linh hoạt, các kỹ năng công nghệ cùng với hệ sinh thái "trường đại học - doanh nghiệp - sinh viên".

Nhật Lệ

Độc giả theo dõi toàn bộ chương trình tại đây.
 
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn