5 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại

Dù tiết kiệm đến mấy, bạn cũng không nên tiếc rẻ 5 món đồ này. Bởi giữ chúng trong nhà không khác gì tự nuôi bệnh cho bản thân và cả gia đình.
Trong căn nhà tưởng như an toàn nhất, nhiều người không ngờ rằng chính những vật dụng quen thuộc lại âm thầm gây hại. Không phải vì mê tín, mà vì sự thật rằng các nghiên cứu và cảnh báo y tế đã chỉ rõ: Một số món đồ nếu tiếp tục sử dụng dù đã hỏng, bong tróc hay xuống cấp sẽ dần biến nơi ở thành ổ bệnh - nơi vi khuẩn, độc tố và tác nhân gây bệnh lặng lẽ tích tụ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả gia đình.
1. Nồi, chảo bong lớp chống dính
Khi lớp chống dính bị trầy xước, những mảnh vụn nhỏ li ti có thể bong ra và lẫn vào thức ăn hàng ngày. Chúng chứa các hợp chất hóa học như PFOA, PTFE - được chứng minh có liên quan tới rối loạn nội tiết, suy gan, ảnh hưởng hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Không dừng lại ở đó, phần kim loại lộ ra khi lớp chống dính bị mòn cũng dễ bị gỉ sét, oxy hóa. Các ion kim loại nặng từ đây sẽ thẩm thấu vào thực phẩm, gây ngộ độc mãn tính nếu tích lũy lâu ngày trong cơ thể.
2. Túi ni lông đã qua sử dụng
Nhiều gia đình có thói quen tích trữ túi ni lông từ siêu thị để tái dùng, nhất là để đựng thực phẩm. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Túi nhựa vốn chứa nhiều hóa chất công nghiệp, trong đó có chất làm dẻo và phẩm màu, khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc có tính axit sẽ giải phóng các hợp chất độc hại, âm thầm ngấm vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Những túi này cũng thường mang vi khuẩn, nấm mốc từ thực phẩm cũ, đặc biệt khi được cất giữ ở nơi ẩm, thiếu vệ sinh. Đó chính là nguồn phát tán bệnh đường ruột, dị ứng và thậm chí cả nhiễm khuẩn máu nếu vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở.
3. Chậu cây rỗng, hỏng, mốc meo
Những chậu cây cũ bỏ quên ở ban công, nhà vệ sinh hay góc sân thường đọng nước mưa, tích đất ẩm lâu ngày. Đây là nơi lý tưởng để muỗi đẻ trứng, côn trùng trú ngụ, nấm mốc phát triển. Nếu trong nhà có trẻ em hoặc người lớn tuổi, việc tiếp xúc thường xuyên với không khí chứa bào tử nấm mốc, vi khuẩn từ những vật dụng này sẽ khiến họ dễ mắc các bệnh về hô hấp, dị ứng, thậm chí là nhiễm trùng phổi. Trong những đợt dịch sốt xuất huyết, những nơi như chậu cây vỡ chính là ổ lăng quăng muỗi vằn mà không ai để ý.
4. Bình giữ nhiệt kém chất lượng, han gỉ
Rất nhiều loại bình giữ nhiệt trôi nổi trên thị trường sử dụng loại thép không gỉ công nghiệp thay vì loại chuyên dùng cho thực phẩm. Chất liệu này có thể bị ăn mòn nếu đựng nước chua, nước nóng lâu giờ. Khi đó, kim loại nặng như niken, crôm sẽ ngấm vào nước uống, từ đó tích tụ dần trong gan, thận, gây tổn thương tế bào, phá vỡ cấu trúc ADN và đẩy nhanh nguy cơ mắc ung thư. Những ca ngộ độc kim loại mạn tính thường diễn tiến âm thầm, khó phát hiện, và khi phát hiện thì tổn thương đã lan rộng ở nhiều cơ quan nội tạng.
5. Bát đĩa sứt mẻ, nứt vỡ
Một trong những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất trong căn bếp chính là những chiếc bát đĩa trông tưởng “còn dùng được”. Những vết sứt nhỏ là nơi vi khuẩn và nấm mốc cư trú, đặc biệt khi rửa không kỹ hoặc không lau khô hoàn toàn. Khi tiếp xúc với đồ ăn, chúng có thể gây nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng hoặc các vấn đề nghiêm trọng ở người có miễn dịch yếu. Nguy hiểm hơn, các cạnh vỡ của bát đĩa dễ gây đứt tay, trầy xước da, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào máu. Một vết thương nhỏ ở tay nhưng nhiễm khuẩn từ chén bát cũ có thể trở thành nhiễm trùng huyết nếu không xử lý đúng cách.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, QQ