5 bộ phận của con lợn rẻ đến mấy cũng không nên mua về ăn, có cả loại đang "rần rần" khắp mạng xã hội nhiều ngày nay

Thịt lợn có thể là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và việc chọn phần thịt lợn nạc luôn được biết đến là lựa chọn thân thiện cho sức khỏe. Ngược lại, con lợn có 5 bộ phận không nên mua ăn, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe vô cùng.
Đối với con người, hầu như mọi bộ phận của con lợn đều là báu vật. Tất cả các bộ phận của con lợn, bao gồm cả huyết lợn, đều bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thịt lợn cung cấp nhiều protein, chất béo, vitamin A, thiamine, riboflavin, niacin, axit pantothenic, vitamin B6, vitamin D, vitamin E, gelatin cùng đa dạng các loại axit amin có lợi cho nhiều khía cạnh sức khỏe.
Để nhận được tối đa các lợi ích sức khỏe khi ăn thịt lợn, ngoài chú ý tới lượng thịt lợn tiêu thụ mỗi ngà và cách chế biến hạn chế gia vị thì bạn cũng cần ghi nhớ các bộ phận của con lợn dù rẻ mấy cũng không nên mua do nguy cơ gây ra nhiều rủi ro sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng:
1. Phổi lợn
Phổi lợn không dễ làm sạch và dễ tích tụ độc tố, có thể kể đến như clenbuterol. Đây là hoạt chất kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh phổi - phế quản cho lợn, nhưng nguy hại hơn cả là trong chăn nuôi, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tăng trọng của clenbuterol đối với lợn nên chất này đã bị cấm thêm vào trong thức ăn chăn nuôi lợn từ lâu. Nhưng với các nhà chăn nuôi "hám lợi" thì nguy cơ này vẫn có thể xảy ra.
Theo Sohu, nhiều kết quả xét nghiệm cho thấy ở những con lợn có nồng độ clenbuterol vượt quá tiêu chuẩn, phổi là nơi có nồng độ clenbuterol cao nhất, tiếp theo là gan, thận và các cơ quan nội tạng khác, sau đó mới đến thịt lợn. Do đó, ăn nội tạng lợn, đặc biệt là phổi lợn, có khả năng dẫn đến ngộ độc clenbuterol cao hơn. Trong các vụ ngộ độc thực phẩm do clenbuterol hàng năm, phổi lợn, giống như gan lợn, thường là thủ phạm.
Phổi lợn cũng chứa hàm lượng cholesterol cao, dễ làm tăng mỡ máu nếu tiêu thụ nhiều và lâu dài, tăng gánh nặng cho cơ thể dẫn tới các bất lợi sức khỏe. Đặc biệt là người bị bệnh liên quan tới mức cholesterol cao.
2. Gan lợn
Gan lợn là cơ quan giải độc chính trong cơ thể lợn. Hầu hết các chất độc hại và có hại trong thực phẩm đều được hấp thụ và chuyển hóa ở gan rồi sau đó đào thải ra khỏi cơ thể. Từ khi chăn nuôi đến khi giết mổ, con lợn có thể cần phải sử dụng rất nhiều loại thuốc để điều trị một số bệnh và tiêm vắc-xin. Một lượng lớn dư lượng thuốc còn sót lại hay tập trung ở gan. Do đó mà ăn quá nhiều gan lợn có thể gây ngộ độc hoặc kích ứng.
Ngoài ra, gan lợn còn chứa nhiều cholesterol. Ăn quá nhiều gan lợn có thể làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch. Đặc biệt, những người mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành rất dễ bị xơ vữa động mạch, thậm chí đe dọa tính mạng.
Thậm chí nhiều người còn ăn gan lợn sống vì cho rằng nó nhiều dinh dưỡng hơn gan lợn đã qua chế biến, điều này rất nguy hiểm do gan lợn sống dễ chứa nhiều virus như viêm gan E hay các ký sinh trùng như giun sán.
3. Thịt cổ lợn
Thịt nọng heo hay còn được biết đến là phần thịt cổ lợn. Phần thịt cổ của lợn có chứa nhiều hạch bạch huyết và u mỡ lợn. Trong đó, hạch bạch huyết lợn chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, vi-rút, không dễ tiêu diệt bằng cách nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn nên sau khi ăn thịt tiết cổ rất dễ bị nhiễm bệnh nếu không chú ý.
Ngoài ra, phần thịt cổ lợn cũng có chứa tuyến giáp của con lợn. Theo nhiều nghiên cứu, tuyến giáp của lợn cũng là một bộ phận được ví như "ổ độc tố", chỉ bị phá hủy khi đun nóng ở nhiệt độ trên 600 độ C. Tiêu thụ lượng lớn hormone tuyến giáp lợn có thể gây rối loạn hoạt động nội tiết bình thường của cơ thể chúng ta, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dẫn tới mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy - nghiêm trọng hơn là ngộ độc có thể dẫn tới tử vong.
4. Óc lợn
Do óc lợn có hàm lượng lớn cholesterol nên ăn nhiều óc lợn có thể tăng rủi ro bị xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ gặp các biến cố tim mạch đe dọa tới tính mạng như nhồi máu não, đột quỵ tim,...
Ngoài ra, óc lợn là một loại nội tạng của động vật rất giàu purin. Nếu bạn ăn quá nhiều, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric tiếp tục tăng, tỷ lệ mắc bệnh gút sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Lòng lợn
Lòng lợn, kể cả là lòng non, lòng già hay lòng se điếu thì lượng chất đạm thường cao, nhiều mỡ động vật và cholesterol xấu dễ làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, lòng lợn còn là nơi chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng như giun sán, E.Coli, liên cầu khuẩn Streptococcus. Ăn lòng lợn không được sơ chế sạch sẽ và nấu chín là tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, viêm túi mật và nhiễm ký sinh trùng hay nguy cơ viêm màng não do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng huyết, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,...
Thêm vào đó, để làm sạch lòng lợn cũng rất phức tạp, nhiều cơ sở chế biến lòng lợn chọn làm sạch lòng bằng các phụ gia, ngâm hóa chất như formol, oxy già, chất tẩy trắng,... nếu tiêu thụ lâu dài sẽ gây bệnh cho sức khỏe, từ nguy cơ ngộ độc tới rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng.
Nguồn: Sohu