2 cựu GĐ điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc

Theo cáo buộc, cuối năm 2016, ông Huỳnh Tuấn Ân (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Tuấn Ân) đã gặp và thống nhất với ông Trần Ngọc Linh (cựu Giám đốc PC Bình Thuận) để nhờ tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân trúng các gói thầu cung cấp thiết bị cho PC Bình Thuận (giai đoạn 2017-2021).
Hai bên thỏa thuận, ông Huỳnh Tuấn Ân sẽ chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho PC Bình Thuận và để cho ông Linh được góp vốn 500 triệu đồng vào Tập đoàn Tuấn Ân làm cổ đông chiến lược hàng năm.
Khi ông Trần Ngọc Linh nghỉ hưu, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân chỉ đạo cấp dưới thống nhất với ông Nguyễn Thành Ngôn (khi đó là Giám đốc PC Bình Thuận) tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân trúng các gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị điện với giá đã được nâng khống và chi tiền ngoài hợp đồng.
![]() |
Các bị can (từ trái qua phải): Trần Ngọc Linh; Nguyễn Thành Ngôn; Trương Tấn Đạt; Lê Quang Nghĩa; Tạ Thúc Thông. Ảnh: Bộ Công an. |
Do vậy, năm 2017-2023, ông Trần Ngọc Linh và Nguyễn Thành Ngôn đã chỉ đạo các nhân viên cấp dưới thông đồng với các nhân viên của Tập đoàn Tuấn Ân để giúp Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân trúng 25 gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị cho PC Bình Thuận trái quy định của pháp luật.
Sau khi trúng thầu, ông Huỳnh Tuấn Ân đã chỉ đạo nhân viên chi cho các cá nhân của PC Bình Thuận hơn 10 tỷ đồng, trong đó chi riêng cho các bị can hơn 9,1 tỷ đồng, số tiền còn lại chi vào các dịp lễ, Tết và các hoạt động khác của PC Bình Thuận. Sai phạm trong đấu thầu Đối với 10 gói thầu mua sắm trực tiếp (các gói thầu số 5, 7, 8, 9, 11, 13, 15, 19, 21, 22) và 2 gói thầu (số 6 và 14) tổ chức theo hình thức chào hàng cạnh tranh, các bị can là người của Tập đoàn Tuấn Ân đã liên hệ và thông đồng với Trương Tấn Đạt (cựu PGĐ Công ty Điện lực Bình Thuận), Tạ Thúc Thông (nhân viên Phòng Kế hoạch vật tư) tiết lộ thông tin về nhu cầu mua sắm, danh mục hàng hóa và hồ sơ đặc tính kỹ thuật của các gói thầu để tạo lợi thế cho Tập đoàn Tuấn Ân. Phía PC Bình Thuận còn dùng báo giá do Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân và các công ty trong hệ thống của Tập đoàn Tuấn Ân cung cấp để xây dựng dự toán với giá đã được Tập đoàn nâng khống, trong đó sử dụng một số báo giá có thời hạn hơn 1 năm tính đến thời điểm mua sắm trực tiếp… Đối với 13 gói thầu tổ chức đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi (các gói thầu số 1, 2, 3, 4, 10, 12, 16, 17, 18, 20, 23, 25, 26), người của Tập đoàn Tuấn Ân đã liên hệ, thông đồng với cựu PGĐ Công ty Điện lực Bình Thuận và cấp dưới của ông Trương Tấn Đạt để thực hiện các hành vi trái với Luật Đấu thầu 2013. Đối với 13 gói thầu này, các bị can còn thông thầu, sử dụng "quân xanh" của Tập đoàn Tuấn Ân như Công ty Polyme Anpha, Công ty Minh Cường Thịnh, Minh Hòa, vi phạm khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013. Cáo buộc cũng cho rằng, trước khi phát hành hồ sơ mời thầu khoảng 1 tháng, các cá nhân thuộc Công ty cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân đã liên hệ, trao đổi với các cá nhân thuộc PC Bình Thuận về nhu cầu mua sắm sắp tới, tiếp nhận danh mục hàng hóa và hồ sơ đặc tính kỹ thuật để Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân nắm bắt trước các mặt hàng này. Từ đó, xác định mặt hàng nào đã có, mặt hàng nào cần sản xuất với các đặc tính kỹ thuật, cài thầu đưa thêm một số thông số kỹ thuật gắn với sản phẩm Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân. Việc này đã tạo các điều kiện lợi thế cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân đảm bảo việc trúng thầu. Căn cứ các tài liệu thu thập trong quá trình điều tra, kết quả thực nghiệm điều tra, cơ quan tố tụng cho rằng có đủ cơ sở xác định hậu quả thiệt hại là hơn 49 tỷ đồng. Sách về Pháp luật Cuốn sách Bình luận Luật Công chứng năm 2024 nhằm cung cấp cho độc giả một góc nhìn toàn cảnh các quy định của Luật Công chứng năm 2024 trước những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn cuộc sống cũng như việc sửa đổi, bổ sung rất nhiều đạo luật có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động này.