Nhảy đến nội dung
 

13 đặc khu của Việt Nam: Kiên Hải - đặc khu ít nghe tên

Ngay từ khi còn là huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, cũng rất ít người biết đến Kiên Hải. Nay lên đặc khu, đứng cùng các đặc khu quan trọng khác, nhưng các thông tin và nhất là định hướng phát triển của đặc khu Kiên Hải vẫn chưa cụ thể.

Trung tâm đặc khu nằm ở đảo khó khăn nhất

Nhìn trên bản đồ, đặc khu Kiên Hải là 3 cụm đảo nằm nối tiếp nhau, từ phường Rạch Giá (An Giang) ra biển Tây Nam, ngoài cùng xa tít là đặc khu Thổ Chu.

Đảo Hòn Tre là nơi đặt trung tâm hành chính đặc khu. Đây là đảo gần bờ nhất, cách phường Rạch Giá khoảng 30 km, đi tàu cao tốc mất khoảng 1 tiếng. 

Tra trên Google, đa số ra kết quả "Hòn Tre đảo du lịch Vinpearl nổi tiếng Nha Trang, Khánh Hòa". 

Còn về Hòn Tre của đặc khu Kiên Hải thì có diện tích chỉ hơn 4 km2 với số dân trên 4.000 người. Đảo có 1 đường chính dài khoảng 11 km chạy quanh đảo. Trên đảo có trạm cấp nước, nhưng về mùa khô vẫn thiếu nước sinh hoạt và người dân phải dùng nước khe suối. 

Về giao thông, muốn ra đảo chỉ có cách đi tàu từ Rạch Giá. Mỗi ngày, tàu chỉ 1 chuyến ra vào từ Rạch Giá. 

Ngoài ra, các chuyến tàu cao tốc chở khách đi Hòn Sơn, Nam Du cũng thường ghé ngang đảo, chủ yếu để phục vụ đi lại của cán bộ, người dân trên đảo, chứ khách du lịch rất ít tìm đến.

Mới phát triển du lịch từ 2017

Xã Lại Sơn nằm trên đảo Hòn Sơn, cách Hòn Tre khoảng 35 km, rộng gấp 3, dân đông gấp 2 so với đảo Hòn Tre. Đây là đảo có nhiều cảnh đẹp, thu hút khách du lịch và đảm bảo nước sạch, giao thông, hạ tầng... với hơn gần 70 cơ sở lưu trú. 

Lượng du khách đến xã Lại Sơn, quý 1/2025 trên 64.000 lượt khách, nâng tổng mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ, du lịch lên 112 tỉ đồng (58,86%, kế hoạch năm).

Đông đúc nhộn nhịp nhất đặc khu Kiên Hải là quần đảo Nam Du nằm phía ngoài biển Tây Nam, với 2 xã An Sơn và Nam Du. Quần đảo này có 21 đảo, lớn nhất là đảo Nam Du của xã An Sơn và nhỏ hơn là đảo Hòn Ngang của xã Nam Du. Sự trái ngược này đã khiến rất nhiều người lầm: đảo Nam Du thuộc xã Nam Du.

Nếu như xã Nam Du ở Hòn Ngang (rộng 4,4 km, cách xã An Sơn 7 km) chỉ có hơn 2.000 người dân làm nghề biển, nuôi trồng thủy sản, thì cư dân xã An Sơn trên đảo Nam Du lên đến hơn 4.000 người và chủ yếu làm dịch vụ, du lịch.

Mặc dù cách phường Rạch Giá 90 km, nhưng xã An Sơn thu hút được nhiều khách du lịch do có nhiều cảnh đẹp. Đặc biệt, sau khi UBND tỉnh Kiên Giang (cũ) công nhận khu du lịch quần đảo Nam Du năm 2017, lượng khách tham quan du lịch ngày càng tăng. Hiện tại, Nam Du có gần 50 cơ sở lưu trú, phục vụ du khách.

Nhìn tổng thể, cả 2 xã Lại Sơn và An Sơn sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, nhưng chưa đa dạng sản phẩm du lịch. Hoạt động du lịch ở đây loanh quanh cũng chỉ: Ăn hải sản, tắm biển, đi vòng quanh đảo xem đời sống cư dân và... về phòng nghỉ. Đặc biệt, ít có doanh nghiệp du lịch lớn đến đầu tư.

Bài toán "thế mạnh đặc khu"

Trong chuyến khảo sát trước khi lên đặc khu (5.2025) ở Kiên Hải, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang (nay là An Giang) đã chỉ ra khó khăn của huyện (giao thông chưa thuận tiện, thiếu nước ngọt, một số xã chưa có mạng lưới điện quốc gia; đất ở, đất sản xuất cho người dân hạn chế) và nhấn mạnh: "Muốn phát triển nhanh và bền vững, cần có sự đầu tư đồng bộ về quy hoạch hạ tầng, nhân lực và nâng cao nhận thức người dân trong phát triển kinh tế".

Một số chuyên gia nhận định: Đưa Kiên Hải lên đặc khu, có lẽ người ta nhắm đến việc bảo vệ ngư trường Tây Nam và thu hút khách du lịch bình dân ở các tỉnh miền Tây, phía nam. Bởi tỉnh An Giang mới có tới 3 đặc khu, và phát triển du lịch, đứng đầu là Phú Quốc và bảo vệ chủ quyền, là đặc khu Thổ Châu.

Vấn đề "thế mạnh để thành đặc khu, định hướng cho đặc khu", không chỉ từ Trung ương, mà còn ở chính những người đã tham mưu đề xuất. Nếu không có đường đi rõ ràng, e rằng sự "chín ép" sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của địa phương.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn