Xung đột Ấn Độ - Pakistan đe dọa nguồn cung gạo

Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan có thể làm gián đoạn nguồn cung gạo ở Đông Nam Á, đẩy giá lên cao và gây bất ổn thương mại, khiến các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lo ngại.
![]() |
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan có thể đe dọa nguồn cung gạo ở châu Á, nguy cơ làm giá tăng cao và hỗn loạn thương mại. Ảnh: Reuters. |
Hôm 7/5, Ấn Độ đã tiến hành không kích và phóng tên lửa vào Pakistan sau cuộc tấn công khủng bố vào các du khách ở Kashmir. Đáp lại, Pakistan đã tấn công vào sáng 8/5, làm dấy lên nguy cơ leo thang căng thẳng trong khu vực.
Việc Ấn Độ và Pakistan - hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đang tiến gần đến một cuộc xung đột, có thể khiến các thị trường gạo toàn cầu gặp khó khăn, theo SCMP.
Là một trong những quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu gạo, Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực Malaysia, ông Mohamad Sabu, cảnh báo quốc gia này sẽ phải tìm kiếm nguồn cung gạo thay thế nếu xung đột ảnh hưởng đến các cảng và cơ sở thương mại.
"Ổn định chính trị và kinh tế của Ấn Độ và Pakistan là yếu tố then chốt đối với an ninh lương thực của Malaysia", ông nói.
Gạo là lương thực chủ yếu của Đông Nam Á, với mức tiêu thụ bình quân đầu người lên tới 150 kg mỗi năm. Trong đó, Lào và Campuchia có mức tiêu thụ cao nhất, hơn 230 kg/người/năm, trong khi Malaysia và Indonesia tiêu thụ khoảng 120 kg mỗi người.
Tuy nhiên, Malaysia chỉ sản xuất đủ gạo để đáp ứng một nửa nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu phần còn lại. Hơn 40% lượng gạo nhập khẩu của Malaysia đến từ Ấn Độ và Pakistan, cùng với các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Mặc dù Malaysia hiện có đủ gạo dự trữ để duy trì nhu cầu trong hơn 6 tháng, nhưng bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt gạo trong những năm gần đây.
Giá gạo toàn cầu hiện dao động quanh mức 390 USD mỗi tấn, nhưng dự báo có thể sẽ tăng cao hơn nếu nguồn cung bị ảnh hưởng bởi xung đột. Sự gia tăng giá gạo đã được thấy rõ trong năm nay. Trong quý đầu tiên, xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm một phần ba xuống còn 2,1 triệu tấn, khi nhiều quốc gia chuyển sang mua gạo giá rẻ của Ấn Độ. Một công nhân xếp các bao gạo lên xe tải cung cấp tại chợ lúa gạo ở Karnal, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.Dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm 24% trong năm nay, trong khi Việt Nam cũng có thể chứng kiến mức giảm 17%. Giá gạo rẻ của Ấn Độ đã gây sức ép lên các nhà xuất khẩu gạo lớn, khiến họ phải giảm giá hoặc đối mặt với nguy cơ mất thị phần. Trước khi xung đột bùng phát, nhiều chuyên gia dự đoán rằng giá gạo sẽ không có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay do Ấn Độ có kho dự trữ lớn. Đặc biệt, hiện Malaysia đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng gạo nội địa. Các cáo buộc về thao túng giá gạo đã khiến giá trong nước tăng vọt, buộc nhiều người tiêu dùng phải chuyển sang mua gạo nhập khẩu đắt đỏ hơn. Thậm chí, tác động của cuộc xung đột tại Ukraine còn khiến giá thịt gà tăng cao, dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu gà, ảnh hưởng đến cả Singapore khi quốc gia này phải tìm nguồn cung từ xa như Brazil để đáp ứng nhu cầu. Sách hay về Đông Nam ÁĐể giúp độc giả hiểu thêm về Đông Nam Á, Tri Thức - Znews giới thiệu ba cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia về chủ đề này: “Cạnh tranh Trung - Ấn tại Đông Nam Á”, “Gắn kết và chủ động thích ứng: Tầm nhìn và triển vọng của ASEAN sau năm 2025” và “Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa”.> Độc giả có thể xem thêm tại đây.