Nhảy đến nội dung
 

Xông hơi trị cảm lạnh như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Xông hơi mang lại nhiều lợi ích như giúp tăng tuần hoàn máu, giải tỏa sự tắc nghẽn ở mũi, họng, phế quản, làm vã mồ hôi, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách, tránh lạm dụng.

Dược sĩ Phan Trung Nguyên, Đơn vị Dược, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3 cho biết, theo y học cổ truyền, cảm lạnh thường được xếp vào nhóm bệnh "ngoại cảm phong hàn", với các triệu chứng như sốt nhẹ, ớn lạnh, ho, nghẹt mũi, không ra mồ hôi, đau đầu, mỏi cổ gáy, đau mình mẩy. Phép trị chủ yếu là "phát hãn" nghĩa là làm cho ra mồ hôi để đẩy tà khí ra ngoài. Xông hơi còn gọi là “xông giải cảm” là một dạng phát hãn thông qua hơi nước mang theo tinh dầu của các vị thuốc có tính tân ôn (cay ấm), giúp mở lỗ chân lông, làm tăng tuần hoàn máu ngoại vi, điều hòa thân nhiệt và giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh.

"Xông hơi mang lại nhiều lợi ích như giúp làm giãn mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn máu, giải tỏa sự tắc nghẽn ở mũi, họng, phế quản, làm vã mồ hôi, giúp đẩy tà khí ra ngoài, giúp cơ thể nhẹ nhõm, thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, xông hơi chỉ nên dùng cho trường hợp cảm nhẹ, không sốt cao, không có bệnh nền nghiêm trọng", dược sĩ Nguyên chia sẻ.

Dược liệu thường dùng để xông hơi

Theo dược sĩ Nguyên, tùy vào điều kiện gia đình, người dân có thể sử dụng nhiều loại lá cây có tinh dầu, tính ấm, vị cay nhẹ, phổ biến ở Việt Nam. Những vị thuốc thường dùng như bạc hà, kinh giới, tía tô, hương nhu, sả, lá chanh, lá bưởi, vỏ quýt. Mỗi loại lấy khoảng một nắm tay, sử dụng lá tươi là tốt nhất, nhưng nếu có sẵn lá khô vẫn có thể dùng.

Ngoài ra, có thể gia giảm dược liệu tùy theo triệu chứng cụ thể như người sợ lạnh, sợ gió thêm gừng tươi, quế chi. Người đau nhức toàn thân thì thêm lá ngũ trảo, lá lốt, ngải cứu. Người có viêm mũi, nghẹt mũi kéo dài có thể thêm cây cứt lợn (cỏ mực hoa tím). Người có sốt nhẹ, cần hạ nhiệt bằng cách thêm lá tre, lá cúc tần.

Hướng dẫn cách xông hơi tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Nấu nước xông

Bước 3: Tiến hành xông

Có 2 hình thức xông:

Lưu ý an toàn khi xông như tránh để mặt hoặc chân quá gần nồi nước sôi. Sau khi xông xong, lau khô người, thay quần áo khô và nghỉ ngơi nơi ấm áp. Không nên tắm hoặc ra gió ngay. Tần suất khuyến nghị, có thể xông từ 1-2 lần khi mới chớm cảm là đủ. Không nên xông liên tục nhiều ngày vì dễ gây mất nước, hao khí.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp xông hơi

Dược sĩ Nguyên lưu ý xông hơi chỉ nên là biện pháp hỗ trợ, không thay thế hoàn toàn cho thuốc nếu bệnh không thuyên giảm sau 2 ngày. Người có bệnh nền hoặc triệu chứng nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Không xông ngay sau khi ăn no hoặc đang đói.

Xông hơi bằng dược liệu dân gian là một phương pháp hữu hiệu trong điều trị cảm lạnh thể nhẹ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa bão. Tuy nhiên, người dân cần thực hiện đúng cách, đúng đối tượng để phát huy hiệu quả và tránh rủi ro. Trong mọi trường hợp có biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, khó thở, đau đầu dữ dội, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời


 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn