Nhảy đến nội dung

Xanh SM gia nhập cuộc đua giao đồ ăn, thách thức GrabFood, ShopeeFood

Sau ngành taxi, tỉ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục tham gia vào thị trường giao đồ ăn khốc liệt, khi nền tảng Xanh Ngon Merchant chính thức được giới thiệu tại Hà Nội, cạnh tranh với GrabFood, ShopeeFood…

Xanh SM tham gia vào mảng giao đồ ăn bằng xe điện

Theo ghi nhận, Xanh SM bắt đầu đăng thông báo mời các doanh nghiệp, cửa hàng vào nền tảng Xanh Ngon Merchant, kênh bán hàng thực phẩm chất lượng được vận hành bởi Xanh SM - doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập, vốn đã tạo dấu ấn với taxi điện.

Mô hình Xanh Ngon Merchant tập trung kết nối các nhà hàng, quán ăn, cơ sở đặc sản với người tiêu dùng thông qua ứng dụng di động, đi kèm đội ngũ giao hàng bằng xe điện. Đây là điểm khác biệt lớn so với các đối thủ đang sử dụng xe xăng.

Điểm nhấn của nền tảng này nằm ở chính sách thân thiện với đối tác như miễn phí đăng ký, duyệt hồ sơ nhanh, chiết khấu cạnh tranh và nhiều chương trình hỗ trợ linh hoạt khác.

Đại diện Xanh SM cho biết nền tảng không chỉ hỗ trợ nhà hàng tăng doanh thu mà còn cam kết đảm bảo đơn hàng ổn định nhờ lượng người dùng ngày càng lớn.

Giai đoạn đầu, Xanh Ngon sẽ hoạt động tại Hà Nội và nhanh chóng mở rộng ra các đô thị lớn. Đối tác ưu tiên là các cơ sở có đầy đủ giấy phép kinh doanh và chứng nhận an toàn thực phẩm, định vị sản phẩm "ngon, sạch, an toàn".

Không giấu tham vọng, CEO Xanh SM Nguyễn Văn Thanh từng chia sẻ rằng công ty đã dành nhiều tháng nghiên cứu chuyên sâu thị trường food delivery Việt Nam, tuyển dụng những nhân sự từng làm việc tại các nền tảng giao nhận lớn.

Cạnh tranh khốc liệt, nhiều app giao đồ ăn... tháo chạy

Xanh SM cho biết sẽ không dùng chiến thuật "đốt tiền" ngắn hạn mà đặt trọng tâm vào hiệu quả vận hành, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng.

Ở thời điểm các start-up quốc tế tháo chạy khỏi Đông Nam Á vì cạn vốn, chiến lược đi chậm mà chắc cùng với nguồn lực nội địa ổn định có thể là một lợi thế của Xanh Ngon.

Thị trường Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt kỳ lân quốc tế như Baemin, Toss, Zoomcar, Atome phải rút lui sau thời gian ngắn "đốt tiền" không hiệu quả.

Thậm chí kỳ lân đình đám Foodpanda cũng sẽ chính thức rút khỏi Thái Lan vào ngày 23-5 tới, sau 13 năm hoạt động.

Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên như một thị trường mới với giá trị hơn 1,8 tỉ đô la năm 2023 và có thể tăng gần gấp đôi, đạt 3,4 tỉ đô la vào năm 2027.

Tuy nhiên, đây không phải "miếng bánh dễ ăn". Baemin từng "trụ" tại hơn 10 tỉnh thành nhưng vẫn phải rút lui vì không mở rộng được thị phần. Grab và ShopeeFood hiện chiếm tới 95% thị phần, để lại phần nhỏ cho Be và các app khác.

 
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn