Nhảy đến nội dung
 

Vụ giáo viên chết gục tại bàn làm việc gây bàng hoàng ở Trung Quốc

Một giáo viên trẻ ở Trung Quốc đã tử vong trong văn phòng làm việc.

Người đàn ông họ Li, ở độ tuổi cuối 20, đã có 5 năm làm việc tại một công ty giáo dục và luyện thi ở Vũ Hán. Công ty này, thành lập năm 2012, vận hành nền tảng trực tuyến cung cấp các khóa học tiếng Anh và Toán cho học sinh tiểu học và trung học. Theo các nguồn tin trực tuyến, nền tảng hiện có hơn 160 triệu người dùng.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Li gia nhập công ty với vai trò gia sư trực tuyến. Truyền thông Trung Quốc đưa tin anh đã làm thêm nhiều ngày liên tiếp để hoàn tất công việc trước kỳ nghỉ dài. Ngày 22/4, Li đến văn phòng và tiếp tục làm việc muộn đến đêm.

Vị hôn thê không thể liên lạc được với anh nên đã báo cảnh sát. Sáng hôm sau, một nhân viên vệ sinh phát hiện Li bất tỉnh trong văn phòng. Anh được xác nhận đã tử vong do ngừng tim đột ngột.

Gia đình cho biết Li lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Anh là con thứ hai trong nhà, có chị gái lớn chưa lập gia đình. Cha mất sớm, mẹ tái hôn sau đó. Li và vị hôn thê dự định tổ chức đám cưới vào ngày 2/5.

Cơ quan lao động địa phương cho biết gia đình Li và công ty đang chuẩn bị hồ sơ để công nhận cái chết của anh là tai nạn lao động.

Ngày 25/4, công ty phát đi thông cáo bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Li và cam kết sẽ hợp tác đầy đủ với gia đình. Thông cáo khẳng định không có yêu cầu tăng ca nào đối với đội ngũ của Li, do ngày xảy ra vụ việc trùng với kỳ nghỉ toàn công ty. Công ty cũng ca ngợi tinh thần làm việc của Li và kêu gọi công chúng tôn trọng quyền riêng tư của gia đình anh.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng bày tỏ nghi ngờ về lời giải thích này. Một người bình luận: “Công ty đang ngụ ý rằng Li tự nguyện làm thêm sao? Không ai tự nguyện làm việc đến kiệt sức nếu không chịu áp lực thành tích và sợ bị đào thải”.

Truyền thông Trung Quốc trước đó từng đưa tin về tình trạng tăng ca tràn lan tại công ty này. Các cựu nhân viên cho biết một giáo viên có thể phải quản lý đến 400 học sinh, liên tục trả lời thắc mắc từ phụ huynh và thường xuyên làm thêm hơn 6 giờ mỗi ngày. Nhân viên còn phải báo cáo với cấp trên cả khi đi vệ sinh hay ăn trưa.

Một cựu nhân viên họ Wang cho biết cô bị rối loạn lo âu vì làm việc quá sức trong thời gian dài và đã nghỉ việc vào cuối năm ngoái. Người khác, họ Zhang, nộp đơn nghỉ việc ngay ngày hôm sau khi nghe tin Li tử vong.

Vụ việc nhanh chóng thu hút sự quan tâm rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, với các chủ đề liên quan thu hút hơn 70 triệu lượt xem. Một người viết: “Thầy Li đáng lẽ đang chuẩn bị đám cưới, chứ không phải vĩnh biệt cuộc đời trong lúc làm việc quá giờ”. Một người khác bình luận: “Nhiều công ty đẩy nhân viên vào tình trạng ‘tự nguyện’ tăng ca bằng áp lực thành tích và các chiêu thức đào thải ngầm”.

Luật lao động Trung Quốc quy định người lao động chỉ được làm việc tối đa 8 giờ/ngày, 44 giờ/tuần và không được tăng ca quá 36 giờ/tháng. Tuy vậy, văn hóa làm việc quá giờ vẫn liên tục bị phản ánh.

Tháng 6 năm ngoái, một công ty công nghệ ở miền Đông Nam Trung Quốc từng gây phẫn nộ khi áp dụng chế độ làm việc 6 ngày/tuần, từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối. Trong một trường hợp khác, một lập trình viên tại công ty khởi nghiệp chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày trong thời gian cao điểm, dẫn đến xuất huyết não và bị liệt trong nhiều tháng.

Đừng làm việc quá sức

Theo tác giả James Suzman, Đông Á được coi là khu vực đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về "văn hóa 996" ở Trung Qu