Việt Nam vừa có thêm Di sản Thế giới

![]() |
Một ngôi chùa trên núi Yên Tử nhìn từ trên cao. Ảnh: Chùa Yên Tử. |
Khoảng 18h ngày 12/7 (giờ Việt Nam), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, thuộc địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh (tỉnh Bắc Giang cũ) và Hải Phòng (địa phận tỉnh Hải Dương cũ), được xướng tên là Di sản Thế giới tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Paris (Pháp).
Sự công nhận đánh dấu lần thứ 2 Việt Nam có thêm Di sản thế giới liên tỉnh, trước đó là Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng).
Dựa vào hồ sơ di sản, quần thể có tổng diện tích khoảng 4,910 ha, trong đó vùng lõi là 525,75 ha và vùng đệm 4.380,19 ha.
![]() |
Du khách viếng đỉnh thiêng Yên Tử hồi tháng 6. Ảnh: Chùa Yên Tử. |
Trung tâm của di sản là thiền phái Trúc Lâm (dòng Phật giáo do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ 13). Du khách có thể chiêm ngưỡng các giai đoạn thông qua 12 thành phần di sản ở khu vực vùng lõi.
Hồ sơ bắt đầu lập từ năm 2013 với sự phối hợp giữa chính quyền địa phương cùng tổ chức Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS). Đây cũng là đơn vị tư vấn chuyên môn của UNESCO về Di sản thế giới.
Theo Giáo sư Nikolay Nenov (quốc tịch Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể vừa được công nhận của Việt Nam thỏa mãn 2 tiêu chí (iii) và (vi).
Tiêu chí (iii) miêu tả một công trình sở hữu một bằng chứng độc đáo hoặc ít nhất là đặc biệt cho một truyền thống văn hóa hoặc cho một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.
Trong khi đó, tiêu chí (vi) yêu cầu di tích phải liên kết trực tiếp hoặc hữu hình (như tư tưởng, niềm tin, các tác phẩm nghệ thuật và văn học có ý nghĩa phổ quát nổi bật), gắn liền với các sự kiện hoặc truyền thống hiện tại. Đây cũng là tiêu chí được Ủy ban đánh giá cao nhất, thông tin từ trang web chính thức của UNESCO.
12 cụm trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn Kiếp Bạc gồm:
Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.
> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình