Vì sao Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng gạo?

Giá gạo nội địa tại Nhật Bản đang tăng vọt do lạm phát cao, năng suất nông nghiệp thấp và ngành du lịch phát triển.
![]() |
Dữ liệu do chính phủ công bố hôm 23/5 cho thấy giá gạo tháng 4/2025 đã tăng 98,4% so với cùng kỳ. Ảnh: Japan Times. |
Nhật Bản đang đối mặt với "khủng hoảng gạo" khi giá mặt hàng này tăng gần gấp đôi trong năm qua trong bối cảnh lạm phát gia tăng và thiếu hụt nguồn cung. Dữ liệu do chính phủ công bố hôm 23/5 cho thấy giá gạo tháng 4/2025 đã tăng 98,4% so với cùng kỳ, sau khi tăng 92,5% so với cùng kỳ 3/2024.
Diễn biến này đang gây sức ép lớn lên ví tiền của người tiêu dùng Nhật Bản và ảnh hưởng tới sự ủng hộ của cử tri với Thủ tướng Shigeru Ishiba và Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, theo Al Jazeera.
Chính phủ Nhật Bản đã tung ra nhiều biện pháp khẩn cấp, như khai thác kho dự trữ, song giá gạo vẫn không hạ nhiệt. Trong tháng 5, loại gạo Koshihikari phổ biến đã tăng lên 5.000 yen (khoảng 35 USD) cho 5 kg. Theo truyền thông Nhật Bản, các loại gạo khác dao động ở 4.200 yen (khoảng 29 USD)."Chúng tôi chưa tìm được nguyên do không thể đẩy giá gạo xuống thấp hơn", ông Ishiba nói trong một phiên chất vấn tại Quốc hội Nhật Bản hồi tuần qua. "Đầu tiên, chúng tôi sẽ tìm ra chính xác có bao nhiêu gạo và ở đâu".Nhiều nguyên nhân kết hợpTim Harcourt - nhà kinh tế trưởng tại Viện Chính sách Công và Quản trị thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS) - nhận định có một số yếu tố gây áp lực lên giá gạo tại Nhật Bản.“Một là tình trạng mua sắm hoảng loạn do tin đồn về một trận động đất lớn”, ông nói. Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về "thảm họa thiên nhiên sắp xảy ra" tại Nhật Bản. The Future I Saw - tác phẩm của họa sĩ truyện tranh Ryo Tatsuki xuất bản vào năm 1999 - từng cảnh báo về động đất hồi tháng 3/2011. Trùng hợp thay, vào đúng tháng đó, một trận động đất kinh hoàng đã tấn công vùng Tohoku phía bắc Nhật Bản. Phiên bản đầy đủ của cuốn truyện phát hành năm 2021 nhắc tới trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 7 tới.Cùng lúc, nhà ngoại cảm từ Nhật Bản và Hong Kong chia sẻ những cảnh báo tương tự. Chính phủ Nhật Bản đã tung ra nhiều biện pháp khẩn cấp, như khai thác kho dự trữ gạo, song giá gạo vẫn không hạ nhiệt. Ảnh: Reuters. “Hai là tình trạng thiếu lúa mì do xung đột Nga - Ukraine khiến nhiều người thay thế lúa mì bằng gạo. Và ba là sự phục hồi của ngành du lịch Nhật Bản và ngành dịch vụ khách sạn bùng nổ làm tăng nhu cầu về gạo”, ông Harcourt cho biết.Tình hình hiện tại cũng có liên quan đến mùa hè nóng bất thường vào năm 2023, dẫn đến một vụ mùa thu hoạch kém năng suất của nông dân Nhật Bản. Trong bối cảnh giá cả tăng cao, các nhà hàng trên khắp Nhật Bản và một số người tiêu dùng buộc phải từ bỏ sở thích truyền thống (ưu tiên lựa chọn gạo nội địa) và bắt đầu mua các loại gạo nhập khẩu hợp túi tiền hơn. Khủng hoảng kinh tế sắp dẫn tới khủng hoảng chính trị?Nếu không thể kiểm soát tình hình, cuộc khủng hoảng giá gạo có thể ảnh hưởng tới tương lai của chính phủ ông Ishiba và đảng cầm quyền khi cử tri Nhật Bản sắp bỏ phiếu bầu Quốc hội vào cuối năm 2025."Gạo là mặt hàng chủ lực được yêu thích ở Nhật Bản, vì vậy khủng hoảng kinh tế sẽ tự động biến thành khủng hoảng chính trị", ông Harcourt nói.Thăm dò gần đây của phương tiện truyền thông Nhật Bản cho thấy tỷ lệ chấp thuận với nội các của ông Ishiba đã giảm xuống còn 27,4% trong tháng 5, giảm 5 điểm % so với tháng 4.Trong tuần qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Taku Eto cũng buộc phải từ chức sau tuyên bố "chưa bao giờ phải mua gạo" vì được những người ủng hộ tặng rất nhiều gạo. Mặc dù ông Eto dường như muốn nói đùa, câu nói này đã khiến cử tri phẫn nộ, khi họ đang đối mặt với lạm phát cao và khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Nhiều người tiêu dùng Nhật Bản buộc phải thay đổi khẩu vị và mua hàng nhập khẩu vì giá gạo do nông dân Nhật trồng quá cao. Ảnh: Reuters. Tân Bộ trưởng Shinjiro Koizumi đặt mục tiêu đưa giá gạo trở lại mức khoảng 3.000 yen (khoảng 20 USD) cho một bao 5 kg.Theo dữ liệu mới từ Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), tỷ lệ lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng tốc lên 3,5% vào tháng 4, tốc độ tăng hàng năm nhanh nhất trong hơn hai năm. BOJ cho biết chỉ số giá tiêu dùng, gồm giá dầu nhưng không có giá thực phẩm tươi sống, đã tăng 3,5% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, giá thực phẩm đã tăng 7,0% vào tháng 4, sau khi mốc tháng 3 tăng 6,2%.Nhật Bản từng nổi tiếng với mức lạm phát thấp, song đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine đã giúp đảo ngược xu hướng kéo dài hàng thập niên vào năm 2022. Tình trạng thiếu hụt lao động đã làm trầm trọng thêm vấn đề này.Lý giải vận mệnh của các nền kinh tếMục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.> Độc giả có thể xem thêm tại đây.