Nhảy đến nội dung
 

Vì sao lại đánh chửi người đang cứu chữa thân nhân của mình?

bac si bi hanh hung,  PGS Nguyen Lan Hieu anh 1

Y bác sĩ bị hành hung khi đang làm việc. Ảnh trích từ clip.

Mạng xã hội dậy sóng trước đoạn clip ghi lại khoảnh khắc tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ), trong đó một bé trai bị sốc phản vệ sau khi dùng kháng sinh đã được ê-kíp trực cấp cứu khẩn cấp. Trong lúc các y bác sĩ tập trung hồi sức, người nhà bệnh nhi liên tục la hét, chửi bới, thậm chí một nam điều dưỡng bị đấm, đạp vào vùng bụng.

Dù đối mặt với sự tấn công và áp lực khủng khiếp, các y bác sĩ vẫn tập trung cứu chữa. Chỉ sau khoảng 3 phút, tim em bé đã đập trở lại. 20 phút sau, bé thở oxy qua gọng kính và giao tiếp bình thường.

Sự việc gây phẫn nộ trong cộng đồng y khoa và dư luận xã hội. Cơ sở y tế này đã mời lực lượng công an vào cuộc để điều tra, làm rõ hành vi gây rối và hành hung nhân viên y tế làm nhiệm vụ.

Ngành y tế xứng đáng có một điều luật bảo vệ để yên tâm làm nghề

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, vừa lên tiếng trước sự cố hành hung y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Thanh Ba. Trên trang cá nhân, ông chia sẻ thẳng thắn:

"Tôi không phê phán gia đình bệnh nhân. Ở địa vị phụ huynh của cháu bé, chắc chắn ai cũng mất bình tĩnh vào những phút giây sinh tử như vậy. Chỉ tiếc, giá như có hệ thống bảo vệ chuyên nghiệp, cách ly sớm thân nhân khỏi khu vực cấp cứu và có những điều luật đủ mạnh để kìm hãm những cái đầu đang 'bốc hoả'... Chắc chắn, tôi tin người mẹ ấy sẽ ôm lấy các y bác sĩ đã cứu sống con mình và đó sẽ là một câu chuyện thật cảm động, đầy tính nhân văn".

Nhưng để không xảy ra những hoàn cảnh thương tâm như sự việc ở Trung Tâm Y Tế Thanh Ba, ống Hiếu nhấn mạnh rất cần thiết củng cố hành lang pháp lý mà cụ thể ở đây là đạo luật chống bạo hành y tế.

"Tuy Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã có những điều khoản răn đe nhưng trong thực tế chưa phát huy được tác dụng. Cần có điều luật cụ thể hơn về xâm hại sức khoẻ và tinh thần đối với nhân viên y tế trong các tình huống khám chữa bệnh thông thường và cấp cứu", PGS Hiếu nói.

bac si bi hanh hung,  PGS Nguyen Lan Hieu anh 2

Bệnh nhân được ê-kíp bác cứu chữa vượt qua nguy hiểm do sốc phản vệ. Ảnh: TTYT Thanh Ba.

Bên cạnh đó, cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của bảo vệ bệnh viện, trang bị công cụ chuyên nghiệp và cơ chế sử dụng hình ảnh camera an ninh. Điều khoản tăng nặng hình phạt khi công khai hình ảnh nhân viên y tế, khoa phòng trên mạng xã hội mà không được phép.

Vị chuyên gia trăn trở còn rất nhiều điều cần chi tiết để quy định thành một điều luật.

"Các bạn sẽ thắc mắc cứ mỗi ngành lại có điều luật bảo vệ nhân viên của mình thì sẽ thành một 'rừng' luật. Xin thưa, luật pháp được xây dựng theo các hoạt động thực tiễn của xã hội, khi nhận thức chung của xã hội chưa phát triển, chúng ta cần có những đạo luật để giải quyết những hiện tượng được coi là nghiêm trọng, tác động lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân", ông Hiếu nêu quan điểm.

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kết luận y tế là một ngành đặc biệt, hiện tượng hành hung nhân viên y tế chưa bao giờ chấm dứt, gây tác động đặc biệt đến phạm trù đạo đức toàn xã hội (đánh chửi người đang chữa bệnh cho người thân mình)...

"Ngành y tế Việt Nam xứng đáng có được một điều luật bảo vệ, để chúng tôi yên tâm làm nghề của mình", vị chuyên gia đề xuất.

Khi nào bác sĩ được quyền từ chối khám, chữa bệnh?

Tình trạng bạo hành nhân viên y tế ngay tại nơi khám chữa vẫn vấn đề nóng trong ngành y tế. Dù đã có hàng loạt hội thảo về an ninh bệnh viện đề xuất biện pháp ngăn chặn, con số thực tế vẫn khiến ngành y "đau đầu".

Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), 70% người bị tấn công trong các vụ mất an ninh, trật tự tại bệnh viện là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 60% vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh; 30% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh và thân nhân.

Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%).

bac si bi hanh hung,  PGS Nguyen Lan Hieu anh 3

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám cho bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV. Ảnh: Việt Linh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ năm 2024 nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền của người bệnh; từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh... Tuy nhiên, theo Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, các bác sĩ được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:

Bên cạnh đó, điều 43, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ thầy thuốc được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng; Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

Việc "tạm rời" này phải được báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Chiều 28/4, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký công văn gửi Sở Y tế tỉnh Phú Thọ liên quan đến vụ việc nhân viên y tế bị hành hung tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba.

Bộ Y tế nhấn mạnh đây là hành vi "vô đạo đức", cần bị xã hội lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những người vi phạm.

Công văn cũng yêu cầu Sở Y tế tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở khám, chữa bệnh, thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ mất an ninh, và triển khai các giải pháp theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 cùng các chỉ đạo liên quan của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu quan tâm, động viên kịp thời về sức khỏe và tinh thần đối với bệnh nhân và nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi vụ việc.

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.