Vì sao bánh mì, bún phở sân bay có giá 200.000-700.000 đồng/suất?

Thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh F&B tại sân bay nằm trong tay số ít doanh nghiệp, khiến giá cả các mặt hàng bánh mì, bún phở tại sân bay bị đẩy lên quá cao.
![]() |
Một nhà hàng trong khu vực cách ly ga quốc tế phải trả chi phí mặt bằng lên đến 240 triệu đồng tháng cho diện tích 100 m2. Ảnh: Big Bowl. |
Mì gói giá 65.000 đồng, chai nước suối 30.000 đồng, ổ bánh mì giá 208.000 đồng, hay tô phở bò giá 690.000 đồng... việc giá đồ ăn sân bay luôn ở "trên trời" đã được phản ánh nhiều năm những vẫn chưa có biện pháp cải thiện rõ nét.
Vấn đề không chỉ nằm ở chi phí mặt bằng cao, mà còn xuất phát từ một hệ sinh thái khép kín, ít sự cạnh tranh.
Đại gia "chiếm trọn" mặt bằng cho thuê ở sân bay
Tại thị trường trong nước, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) hiện quản lý 22/23 sân bay dân dụng, đồng nghĩa với việc nắm phần lớn mặt bằng thương mại sân bay.
Các mặt bằng kinh doanh được ACV khai thác theo hai hình thức phổ biến là cho thuê thu phí cố định theo m2, thường được áp dụng với các chuỗi lớn hoặc doanh nghiệp liên quan.
Trên thực tế, khung giá thuê mặt bằng thương mại tại sân bay đã được Bộ Giao thông Vận tải (nay đã hợp nhất cùng Bộ Xây dựng) ban hành từ năm 2019 theo Thông tư 53.
Theo đó, giá sàn và giá trần cho dịch vụ kinh doanh ăn uống tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài ở mức 65-98 USD/m2/tháng cho vị trí trong khu cách ly ga quốc tế và 1,6-2,4 triệu đồng/m2/tháng ở ngoài khu cách ly ga quốc tế.Ở ga quốc nội, mặt bằng kinh doanh ăn uống ở mức 600.000 đồng đến hơn 1,1 triệu đồng/m2/tháng. Như vậy, một kiosk diện tích khoảng 10 m2 tại ga quốc nội có thể tiêu tốn 6-11 triệu đồng/tháng tiền thuê mặt bằng. Nếu mở nhà hàng diện tích khoảng 100 m2 ở khu cách ly ga quốc tế, chi phí có thể lên đến 240 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, các bên cũng có thể chọn hình thức hợp tác chia sẻ doanh thu. Trong đó, ACV sẽ hưởng một tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu của đơn vị kinh doanh. Một chuyên gia hàng không (đề nghị giấu tên) cho biết: "Con số này có thể rơi vào mức 15-20%". Chi phí mặt bằng, chia sẻ phần trăm doanh thu lớn cùng chi phí vận hành, nhân sự... tạo áp lực lên doanh nghiệp khiến họ phải tăng giá bán sản phẩm và cuối cùng, khách hàng là người phải mua tô phở hay ổ bánh mì với giá hơn 200.000 đồng. Miếng bánh ngon nhưng ít người giành Về nguyên tắc, việc ACV cho thuê mặt bằng, hợp tác chia sẻ doanh thu với doanh nghiệp là hoạt động thương mại bình thường. Nhưng thực tế cho thấy nhiều hợp đồng trong quá khứ không được đấu thầu công khai. Vấn đề này đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại kết luận năm 2017. Theo đó, ACV đã không thực hiện đấu thầu theo quy định mà chỉ định thầu cho thuê hầu hết mặt bằng để kinh doanh dịch vụ tại các sân bay từ năm 2010. Chỉ tính riêng năm 2014 và 2015, ACV đã ký 803 hợp đồng với số tiền hơn 701 tỷ đồng. "Việc chỉ định thầu trong giai đoạn 2010-2015 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường F&B hiện tại khi các doanh nghiệp lớn đã yên vị tại các sân bay lớn, ở các vị trí chủ chốt", vị chuyên gia hàng không giấu tên nói thêm. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lớn đang kinh doanh F&B tại sân bay đều có mối liên hệ với ACV hoặc các hãng hàng không.Đơn cử, Công ty CP Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (HoSE: SAS) - "trùm" dịch vụ phi hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất, lại do ACV nắm 49% cổ phần. Nhóm doanh nghiệp liên quan Tập đoàn IPPG cũng nắm trên 45% vốn tại doanh nghiệp này.Tương tự, các doanh nghiệp dịch vụ hàng không lớn khác như CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco - Taseco Airs (HoSE: AST), Autogrill VFS F&B đều ít nhiều có liên quan đến hệ sinh thái IPPG. ACV nắm 49% cổ phần tại Sasco - "trùm" dịch vụ phi hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: SAS. Tại sân bay Nội Bài, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài - Nasco (UPCoM: NAS), một thành viên của Vietnam Airlines, đang khai thác nhiều quầy ăn uống và bán lẻ. Các doanh nghiệp nói trên đều đặn thu về từ hàng trăm tỷ cho tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, riêng mảng kinh doanh nhà hàng và ăn uống của các doanh nghiệp đều có biên lợi nhuận ấn tượng, lên tới trên 70%. Tức cứ thu 100 đồng thì doanh nghiệp lãi gộp hơn 70 đồng từ mảng F&B sân bay.Việc phần lớn thị phần kinh doanh sân bay nằm trong tay số ít doanh nghiệp kể trên khiến thị trường không còn nhiều chỗ cho các doanh nghiệp bên ngoài. Gần đây, ACV đã bắt đầu tổ chức đấu thầu công khai tại một số gói thầu lớn thuộc các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Long Thành… Điều này cho thấy nỗ lực gia tăng tính minh bạch và cạnh tranh trong thị trường. Tuy vậy, theo chuyên gia, điều kiện mời thầu đôi khi bị cho là “may đo” cho những đơn vị đã có sẵn kinh nghiệm vận hành dịch vụ tại sân bay. Một số tiêu chí kỹ thuật, năng lực tài chính hay thời gian triển khai vẫn có thể trở thành rào cản khiến các doanh nghiệp mới khó tiếp cận "sân chơi" này. Sân bay - không gian tiêu dùng đặc biệt Vị chuyên gia hàng không giấu tên kể trên nhận định để phát triển thị trường F&B sân bay hiệu quả và bền vững, trước hết cần thay đổi tư duy quản lý tài sản công sang phát triển thị trường dịch vụ. Các sân bay không chỉ là điểm trung chuyển mà còn là không gian tiêu dùng đặc biệt, nơi hành khách sẵn sàng chi tiêu nếu được phục vụ tốt với mức giá hợp lý. “ACV nên chuyển từ tư duy cho thuê mặt bằng sang vai trò của một đơn vị phát triển hệ sinh thái thương mại", chuyên gia gợi ý.Đơn vị này có thể học hỏi các mô hình thành công trong khu vực như Changi (Singapore) hay Incheon (Hàn Quốc). Tại đây, nhà quản lý sân bay chủ động thiết kế mặt bằng và định hình phân khúc dịch vụ rõ ràng từ bình dân đến cao cấp để nhiều doanh nghiệp có thể tham gia, tăng tính cạnh tranh và lựa chọn cho khách hàng. Đặc biệt, cần có chính sách giá thuê hợp lý để thu hút cả doanh nghiệp lớn lẫn startup nội địa, thay vì chỉ tập trung vào những nhà đầu tư quen thuộc hoặc doanh nghiệp có liên quan. Cuối cùng, vị chuyên gia gợi ý các doannh nghiệp nên đặt mục tiêu rõ ràng rằng không chỉ tối ưu doanh thu phi hàng không, mà còn góp phần giảm gánh nặng chi phí cho hành khách - những người trực tiếp sử dụng dịch vụ và cần được đặt ở trung tâm của mọi chính sách phát triển. Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.