Vệ tinh chết bất ngờ 'lên tiếng' sau gần 60 năm

Kể từ khi Kỷ nguyên Không gian, đã có gần 22.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, tuy hiện nay chỉ hơn một nửa trong số đó vẫn còn hoạt động.
![]() |
Vệ tinh liên lạc Relay 2 được NASA phóng lên quỹ đạo vào năm 1964 và kết thúc nhiệm vụ 3 năm sau đó - Ảnh: NASA |
Giữa tháng 6/2025, các nhà thiên văn học tại Australia bỗng phát hiện một tín hiệu vô tuyến lạ. Tín hiệu này nằm gần Trái Đất và sáng đến mức trong khoảnh khắc, nó sáng hơn mọi vật thể khác trên bầu trời.
Mừng hụt
Ban đầu các nhà nghiên cứu tưởng rằng họ đang quan sát được một hiện tượng bí ẩn nhưng cuộc truy tìm nguồn gốc của tín hiệu này đã làm dấy lên nhiều nghi vấn mới cho vấn đề rác thải không gian trên quỹ đạo Trái Đất.
“Chúng tôi đã rất phấn khích, nghĩ rằng mình vừa phát hiện một vật thể chưa từng được biết đến trong vùng lân cận Trái Đất”, ông Clancy James, phó giáo sư tại Viện Thiên văn vô tuyến Curtin thuộc Đại học Curtin ở Western Australia, chia sẻ.
Dữ liệu mà ông James và các cộng sự đang nghiên cứu đến từ kính thiên văn vô tuyến ASKAP, một dãy gồm 36 ăng-ten dạng đĩa, với mỗi chiếc có chiều cao khoảng một căn nhà 3 tầng.
Đây là những vụ nổ sóng vô tuyến cực kỳ mạnh, chỉ kéo dài khoảng một phần nghìn giây.
“Chúng tôi không biết chính xác điều gì đã tạo ra chúng và đó là điều chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu, bởi chúng thực sự thách thức các định luật vật lý hiện tại - chúng quá sáng”, ông James nói.
Các nhà thiên văn học đã tin rằng hững chớp vô tuyến này có thể đến từ các magnetar, phần tàn tích cực kỳ đặc của sao chết, sở hữu từ trường rất mạnh.
“Magnetar là những vật thể hoàn toàn điên rồ. Chúng là thứ cực đoan nhất mà bạn có thể tưởng tượng trong vũ trụ, trước khi một thứ gì đó biến thành hố đen”, vị giáo sư nêu.
Tuy vậy, tín hiệu lại có vẻ phát ra từ một vị trí rất gần Trái Đất, gần đến mức nó không thể đến từ một vật thể thiên văn.
Nhóm của ông James tính toán tín hiệu cách Trái Đất khoảng 4.500 km, với vị trí trùng khớp khá chính xác với Relay 2 - một vệ tinh cũ được NASA phóng vào quỹ đạo vào năm 1964.
Relay 2 kết thúc nhiệm vụ chỉ sau ba năm và ngừng hoạt động. Vệ tinh này từ đó đến nay trở thành rác thải không gian và cứ thế trôi dạt vô định quanh Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đưa ra hai giả thuyết về nguyên nhân gây ra tín hiệu mạnh như vậy. Theo ông James, thủ phạm chính nhiều khả năng là do sự tích tụ điện tích tĩnh điện trên lớp vỏ kim loại của vệ tinh, sau đó được giải phóng đột ngột.
Nguyên nhân ít có khả năng hơn là do tác động của một vi thiên thạch, một mảnh đá ngoài không gian có kích thước không quá 1 milimét.
“Khi một vi thiên thạch va vào một tàu vũ trụ với vận tốc 20 km/s hoặc cao hơn, mảnh vỡ tạo ra từ vụ va chạm sẽ bị biến thành plasma, một loại khí cực kỳ nóng và đậm đặc”, ông James giải thích.
“Và plasma này có thể phát ra một luồng sóng vô tuyến ngắn”, ông James nêu thêm.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tương tác kiểu này chỉ xảy ra trong những điều kiện rất khắt khe, nên khả năng đây là nguyên nhân là khá thấp.
![]() |
Kính viễn vọng vô tuyến ASKAP ở Western Australia. Ảnh: Alex Cherney/CSIRO |
Hậu quả của rác thải không gian
Giáo sư James tin rằng việc phát hiện một tín hiệu vô tuyến lạ vừa qua cho thấy việc quan sát từ mặt đất có thể giúp phát hiện "những hiện tượng kỳ lạ xảy ra với các vệ tinh", cùng với việc các nhà nghiên cứu có thể sử dụng những thiết bị rẻ hơn, dễ chế tạo hơn phát hiện các sự kiện tương tự, thay vì phải dùng đến kính thiên văn cỡ lớn như trong nghiên cứu lần này.
Ông cũng suy đoán rằng vệ tinh Relay 2 là một vệ tinh đời đầu, nên vật liệu cấu tạo của nó có thể dễ bị tích tụ điện tích tĩnh hơn so với các vệ tinh hiện đại vốn đã được thiết kế để hạn chế hiện tượng này.
Việc phát hiện các vệ tinh có thể gây nhiễu việc quan sát thiên văn cũng đặt ra một thách thức, bổ sung thêm vào danh sách các mối đe dọa của rác thải không gian.
Tuy nhiên, nhận thức rằng vệ tinh có thể gây nhiễu quan sát thiên văn cũng đặt ra một thách thức, và bổ sung vào danh sách các mối đe dọa do rác thải không gian gây ra. Kể từ khi Kỷ nguyên Không gian (Space Age, bắt đầu từ khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 vào năm 1957), đã có gần 22.000 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, và chỉ hơn một nửa trong số đó vẫn còn hoạt động.
Trong nhiều thập kỷ qua, các vệ tinh ngừng hoạt động đã va chạm hàng trăm lần, tạo ra một lớp mảnh vỡ dày đặc và hàng triệu mảnh nhỏ bay quanh Trái đất với vận tốc lên đến 29.000 km/giờ.
Ám chỉ nguy cơ nhầm lẫn giữa tín hiệu từ vệ tinh với các vật thể thiên văn, ông Jame nói nhóm của ông đang cố gắng quan sát những tín hiệu cực ngắn chỉ vài nano giây từ vũ trụ, và khi các vệ tinh cũng có thể tạo ra tín hiệu tương tự, việc quan sát và đánh giá sẽ phải cẩn trọng.
"Khi ngày càng nhiều vệ tinh được phóng lên, việc thực hiện những thí nghiệm kiểu này sẽ ngày càng khó khăn hơn", vị giáo sư kết luận.
Sách chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
The Climate Book - Thunberg đã viết cuốn sách này với niềm tin mãnh liệt của tuổi trẻ và tính bộc trực của một nhà hoạt động, điều giúp cuốn sách trở nên tươi mới. Thông qua đó, Greta đã chia sẻ nhiều câu chuyện riêng về việc cô nhìn thấy thế giới đã bị xói mòn như thế nào, màu xanh cỏ cây dần bị mai một ra sao và đã bao lâu con người không nhận thức được điều đó.
Cuốn sách được tờ The Guardian đánh giá là một lời kêu gọi mạnh mẽ nhưng chưa có sức nặng về giải pháp cho các vấn đề khí hậu.