Vẫn 'bội thực' phố đi bộ Hà Nội

![]() |
Theo báo cáo ngày 9/7 của Sở Du lịch Hà Nội, thành phố hiện có 9 tuyến phố đi bộ và ẩm thực, gồm:
Đơn vị đánh giá những tuyến phố này có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đêm nhờ hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, giải trí, mua sắm, nghỉ ngơi tương đối phát triển.
Những địa chỉ này cũng thu hút đông đảo người dân và du khách nhờ các hoạt động nghệ thuật phong phú, như biểu diễn dân gian, nhạc đương đại, xiếc, chơi cờ... đồng thời góp phần quảng bá văn hóa truyền thống.
LƯỢNG KHÁCH TRUNG BÌNH THEO NGÀY TẠI MỘT SỐ TUYẾN PHỐ ĐI BỘ HÀ NỘI NĂM 2024 | ||||
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội | ||||
Nhãn | PĐB Hồ Gươm | PĐB Thành cổ Sơn Tây | PĐB Đảo Ngọc - Ngũ Xã | |
Lượt khách/ngày | 25000 | 10000 | 3000 |
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của Tri Thức - Znews, phần lớn các tuyến phố đi bộ tại Hà Nội chỉ sôi động vào thời điểm khai trương, sau đó nhanh chóng rơi vào cảnh vắng vẻ, không đạt kỳ vọng.
Đây là thực trạng kéo dài nhiều năm, song chưa thực sự được giải quyết triệt để.
Mỗi năm đều nhắc lại
Ngọc Ánh, 24 tuổi, nhân viên văn phòng sống tại phường Cầu Giấy, cho biết "không phố đi bộ nào ở Hà Nội hấp dẫn bằng Hồ Gươm".
"Phố ẩm thực chỉ có vài quán ăn quen thuộc, đôi ba quán cà phê nhỏ lẻ. Không gian hạn chế, đi vài bước là hết, có nơi mang cảm giác trầm lặng, chưa lần nào tôi nán lại quá nửa tiếng", Ánh chia sẻ.
Trong khi đó, Việt Trung (29 tuổi, ngụ phường Vĩnh Tuy) từng đến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết, nhưng nhanh chóng đi về vì chỉ thấy vài quán ăn.
Không gian thiếu liên kết, không có điểm nhấn để giữ chân du khách. Một số khu vực như Đảo Ngọc - Ngũ Xã đông đúc nhưng chỉ phục vụ một vài món ăn đặc trưng, không tạo cảm giác mới mẻ hay cuốn hút.
![]() ![]() ![]() |
Hiện trạng toàn cảnh phố đi bộ Trần Nhân Tông và Trịnh Công Sơn, ngày 9/7. Ảnh: Châu Sa. |
Tại Hà Nội, không gian đi bộ quanh Hồ Gươm vốn được xem là "thương hiệu" du lịch đêm của thành phố. Trung bình mỗi ngày hoạt động, khu phố này đón 18.000-25.000 lượt khách. Thời điểm lễ, Tết, con số này tăng lên 40.000-50.0000 lượt/ngày, theo báo cáo năm 2024.
Đại diện Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội chỉ ra một số yếu tố làm nên sức hút của tuyến phố đi bộ trung tâm.
Song trái ngược với đó, nhiều không gian đi bộ khác như phố Trịnh Công Sơn, Trần Nhân Tông hay tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết sau khai trương rầm rộ lại vắng khách, thậm chí bị "lãng quên", chỉ sôi động khi tổ chức các sự kiện, liên hoan, lễ hội.
![]() |
Vị trí một số tuyến phố đi bộ tại Hà Nội. Đồ họa: Duy Anh. |
Trong đó, phố đi bộ Trịnh Công Sơn từng tạm dừng 2 lần vì "ế ẩm", cuối năm 2023 được chuyển đổi thành không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ và vùng phụ cận.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nhận định nhiều tuyến phố đi bộ hiện nay chưa có chủ đề rõ ràng, thiếu bản sắc và không gắn kết với nhu cầu thực tế của người dân.
Điển hình là tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn dù sở hữu không gian đẹp, nhưng lại "chỉ ghi dấu ở tên gọi". Việc thiếu các hoạt động nghệ thuật, thương mại hấp dẫn khiến tuyến phố dần trở nên trầm lắng.
Nguyên nhân được chỉ ra là việc triển khai chưa bám sát đặc trưng địa phương, mô hình phố đi bộ bị "sao chép máy móc", không có bản sắc riêng, dẫn đến việc thiếu sức hút với du khách.
Trong khi đó, nhu cầu trải nghiệm của người dân ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở việc đi dạo mà cần kết hợp mua sắm, ẩm thực, văn hóa - nghệ thuật và các dịch vụ giải trí chất lượng.
![]() |
Tượng đài "Công an nhân dân vì dân phục vụ" được khánh thành vào tháng 7/2022 nằm trong không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông. Ảnh: Thụy Trang. |
Cần có gì ở phố đi bộ?
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, qua tổng kết kinh nghiệm các nước trên thế giới và khảo sát các tuyến phố đi bộ tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, giải pháp triển khai và phát triển đồng bộ phố đi bộ, cần đáp ứng 3 mục tiêu sau.
"Trước đây, quận Hoàn Kiếm (cũ) chỉ triển khai tuyến phố kinh tế đơn thuần, nhưng sau đó khai thác thêm khu phố cổ và Hồ Gươm, nhanh chóng trở thành tuyến phố đi bộ kiểu mẫu, thương hiệu của Hà Nội", ông Nghiêm cho hay.
|
Phố ẩm thực Đảo Ngọc - Ngũ Xã khai trương từ cuối tháng 12/2022, nổi bật với món phở cuốn, phở chiên phồng. Ảnh: Châu Sa, Lâm Hoàng, Đạt Lê. |
Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh không thể áp dụng mô hình phố đi bộ Hồ Gươm lên các nơi khác bởi mỗi khu vực có đặc điểm riêng. Nếu triển khai thí điểm nhưng không phù hợp, chính quyền cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược.
Thực tế, quận Hoàn Kiếm (cũ) cũng từng thử nghiệm không gian đi bộ quanh hồ Gươm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân, sau đó điều chỉnh để hoàn thiện dần theo nhu cầu thực tế.
Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.
> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình