Nhảy đến nội dung
 

Ước mơ và thực tế phũ phàng: 'Tiền lương không tăng nhưng giá nhà tăng liên tục'

TPO - “Dù chỉ đơn giản như thế, nhưng đó lại là cả một giấc mơ bởi một thực tế rất phũ phàng, tiền lương không tăng nhưng giá nhà, giá tiêu dùng tăng liên tục”, bà Trân bày tỏ tâm tư của người lao động và nhấn mạnh đó dù chỉ là một mong muốn bình thường cũng mãi là mơ ước.

TPO - “Dù chỉ đơn giản như thế, nhưng đó lại là cả một giấc mơ bởi một thực tế rất phũ phàng, tiền lương không tăng nhưng giá nhà, giá tiêu dùng tăng liên tục”, bà Trân bày tỏ tâm tư của người lao động và nhấn mạnh đó dù chỉ là một mong muốn bình thường cũng mãi là mơ ước.

Thu nhập 10 triệu đồng, nhà ở xã hội "ngoài tầm với"

Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Ước mơ và thực tế phũ phàng: 'Tiền lương không tăng nhưng giá nhà tăng liên tục' ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân. Ảnh: QH

“Đừng để những khu nhà ở xã hội bị bỏ hoang, xuống cấp với sự tiếc rẻ và khát khao của biết bao người lao động, đừng để giấc mơ có nhà của người lao động mãi mãi chỉ là giấc mơ xa vời”, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) truyền tải những lời gửi gắm của người lao động tới hội trường Diên Hồng. Theo bà, hàng triệu người lao động thu nhập thấp là những người đang ngày đêm làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của cả nước. Họ với suy nghĩ rất đơn giản là sống, làm việc, có gia đình và có một mái nhà nhỏ để an cư, yên tâm làm việc, nuôi dạy con cái và phụng dưỡng cha mẹ.

“Dù chỉ đơn giản như thế, nhưng đó lại là cả một giấc mơ bởi một thực tế rất phũ phàng, tiền lương không tăng nhưng giá nhà, giá tiêu dùng tăng liên tục”, bà Trân bày tỏ tâm tư của người lao động, và nhấn mạnh đó dù chỉ là một mong muốn bình thường cũng mãi là mơ ước.

Nữ đại biểu phân tích, với mức thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng, phải lo toan, vật lộn với đủ mọi khó khăn từ tiền ăn, tiền học, tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt… Vì vậy, được tiếp cận một căn nhà hay nhà ở xã hội, là một điều "ngoài tầm với".

“Nghị quyết lần này nếu được thực hiện một cách thực chất, khả thi chính là điều mà những người lao động thu nhập thấp đang mong chờ. Bởi lẽ họ không cần một căn hộ cao cấp với đầy đủ tiện nghi mà chỉ mong có một nơi ở tươm tất, nghỉ ngơi, vui đùa cùng con cái sau một ngày làm việc cực nhọc, để họ có thể thuê, thuê mua, sở hữu trong khả năng của mình”, bà Trân bày tỏ.

Giao 1 đầu mối, thủ tục tối đa 90 ngày

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) đánh giá cao việc cắt giảm nhiều thủ tục hành chính cơ bản trong dự thảo nghị quyết. Ông cho rằng, việc này không ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước mà sẽ góp phần giảm chi phí cho chủ đầu tư.

Theo đại biểu, nhà ở xã hội có 2 loại là cho thuê và ở lâu dài, nhưng xu thế của xã hội phát triển là cho thuê phổ biến hơn. Ví dụ, họ có nhà chỗ khác nhưng muốn thuê nhà ở xã hội gần nơi làm việc để giảm thời gian đi làm và chi phí lao động.

Ước mơ và thực tế phũ phàng: 'Tiền lương không tăng nhưng giá nhà tăng liên tục' ảnh 2

Đại biểu Tạ Văn Hạ. Ảnh: QH

Trước nguồn cung nhà ở xã hội hạn chế, đại biểu đề xuất người có đất đang được quy hoạch là đất xây dựng kinh doanh được đầu tư nhà ở xã hội cho thuê. Như vậy sẽ bổ sung nhanh được nguồn và đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội còn thiếu.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, dù có nhiều nỗ lực nhưng giá nhà ở xã hội hiện nay còn cao so với thu nhập của người lao động.

Ông cho rằng, mức giá 25 triệu/m2 với người thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng rất khó để mua được nhà ở xã hội. Tương tự, giá thuê nhà nếu ở mức 6 triệu đồng/tháng vẫn là cao so với đối tượng cần nhà ở xã hội, bởi họ chủ yếu là người trẻ, lương thấp, công việc bấp bênh, chưa ổn định.

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đánh giá cao khi dự thảo đã cập nhật kịp thời đối tượng thụ hưởng. Theo ông, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính, số lượng cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển đến chỗ làm mới xa hơn.

"Điều kiện mua nhà, mua đất rất khó khăn, nên việc ban hành cơ chế đặc thù là rất kịp thời, góp phần tháo gỡ khó khăn kéo dài trong nhiều năm qua”, ông Mai nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa, đặc biệt đối với cấp tỉnh. Cùng với đó, vấn đề tín dụng còn chưa được đề cập tới, cần quy định cụ thể trong lần thí điểm này.

Về quy trình, thủ tục, ông An đề nghị nên giao cho một đầu mối duy nhất - có thể là Sở Xây dựng, đồng thời, cần quy định thời gian giải quyết các thủ tục chỉ với 90 ngày, thay vì kéo dài cả năm như hiện nay.

Luân Dũng
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn