Tuổi Trẻ Startup Award 2025: Cùng AI kiến tạo tương lai bắt đầu nhận hồ sơ từ hôm nay

Chiều 22-7, Tuổi Trẻ Startup Award 2025 chủ đề “Cùng AI kiến tạo tương lai” chính thức khởi động với hoạt động Tọa đàm “Khởi nghiệp trong bối cảnh AI phát triển” và công bố chương trình từ 13h30 tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, TP.HCM.
Sự kiện với sự góp mặt nhiều chuyên gia, diễn giả là các doanh nhân kỳ cựu như: ông Phạm Phú Ngọc Trai - nhà sáng lập và chủ tịch Liên minh Tái chế Bao bì (PRO VIỆT NAM), ông Trần Hùng Huy - chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu, bà Đặng Huỳnh Ức My - chủ tịch HĐQT Công ty CP Thành Thành Công Biên Hòa (TTC AgriS), ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập kiêm chủ tịch HĐQT Công ty CP VNG, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - giám đốc vận hành AI Hay và nhiều chuyên gia công nghệ, các startup tiêu biểu khác.
Nhà báo Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho hay mùa thứ 6 của chương trình, Tuổi Trẻ Startup Award 2025 quyết định chọn chủ đề "Cùng AI kiến tạo tương lai". Sau đại dịch COVID-19, ứng dụng AI đã lan tỏa rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục và y tế.
* Tuổi Trẻ Online đang cập nhật
Tuổi Trẻ Startup Award: Tạo cảm hứng cho các nhà khởi nghiệp
"Chúng tôi muốn tạo cảm hứng cho các startup, giúp họ sử dụng AI như một bàn đạp để phát triển. Trong 6 mùa qua, chương trình đã hỗ trợ hơn 100 startup tiêu biểu. Với mùa 2025, chúng tôi hy vọng sẽ chia sẻ và đón nhận nhiều startup từ các vùng miền, trong nhiều lĩnh vực, ứng dụng AI để đổi mới và nâng cao kỹ năng trong giao dịch, buôn bán và sản xuất", nhà báo Trần Xuân Toàn nói.
Năm 2023 đánh dấu bước vào kỷ nguyên mới, với việc tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy quá trình này. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong nhận thức chính xác và triển khai trong thời gian tới.
Từ hôm nay 22-7, Tuổi Trẻ Startup Award 2025 sẽ tiếp nhận nhiều hồ sơ từ các nhà khởi nhgiệp khắp mọi miền đất nước gửi về chương trình. Với sự góp mặt của các chuyên gia, cố vấn và doanh nhân kỳ cựu trong nhiều lĩnh vực, chúng ta sẽ cùng nhau lan tỏa cảm hứng khởi nghiệp trong bối cảnh đặc biệt này.
Doanh nghiệp phải là trung tâm của đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, nhà sáng lập và chủ tịch Liên minh Tái chế Bao bì (PRO VIỆT NAM) cho hay, chúng ta có quyền hy vọng đưa đất nước trở thành quốc gia có thu nhập cao trong những năm tới. Nổi bật là sự hợp tác của các nhà khoa học trong nghiên cứu làm thế nào để máy móc có thể suy nghĩ như con người, nhằm giảm áp lực và đảm bảo hiệu quả.
Công nghệ mang lại hiệu quả vượt trội, và sau đại dịch COVID-19, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có bước tiến vượt bậc, điển hình là ChatGPT. Đây là sự kết hợp tư duy và khát vọng giữa con người và máy móc, tạo ra những kết quả cao.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai chia sẻ: "Chúng ta đang sống trong thời kỳ tái cấu trúc toàn cầu, và AI là nền tảng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. AI giúp các startup tiếp cận nhanh chóng với chi phí thấp để cải tiến.
Tuy nhiên, giá trị thực sự không đến từ công nghệ mà từ con người sử dụng nó. Động lực chủ đạo chính là yếu tố con người và sự dấn thân".
Ông nhấn mạnh rằng AI không chỉ là một công cụ, mà còn là trí tuệ cộng hưởng, nơi con người và máy móc cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
"Doanh nghiệp phải là trung tâm của đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển”, ông nói thêm.
Chia sẻ về mục tiêu phát triển, ông cho biết: "Chúng ta cần đặt ra chỉ tiêu vượt bậc theo bình quân khu vực, với kỳ vọng 3% trong khoa học công nghệ. Chúng ta là một phần trong nguồn lực quốc gia. AI kiến tạo tương lai không phải là hành trình cá nhân, mà là khát vọng khởi nghiệp hòa cùng khát vọng chung của đất nước".
Ông Phạm Phú Ngọc Trai nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị xã hội trong thời đại AI: "Giấy thông hành cho các startup không chỉ nằm ở dữ liệu, mà còn ở giá trị xã hội. AI chính là niềm tin và sự cam kết bền vững, không tách rời giá trị xanh và tuần hoàn. Nếu biết ứng dụng AI một cách thông minh và nhân văn, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, giảm chi phí đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu”.