Nhảy đến nội dung
 

Từ vụ CEO ngoại tình với nhân viên, giám đốc HR có cần đạo đức?

Andy Byron,  CEO Astronomer,  Kristin Cabot,  giam doc nhan su,  CEO ngoai tinh anh 1

Người đứng đầu bộ phận nhân sự cần chịu trách nhiệm khi mắc lỗi. Ảnh minh hoạ: Vlada Karpovich/Pexels.

Sự việc Andy Byron, CEO Astronomer, bị bắt gặp thân mật với Kristin Cabot, giám đốc nhân sự của công ty, tại buổi trình diễn của ban nhạc Coldplay hôm 17/7 thu hút sự chú ý trong những ngày này. Vụ bê bối dấy lên tranh cãi về vấn đề ngoại tình công sở và đạo đức của những người đứng đầu, lãnh đạo doanh nghiệp.

Những phẩm chất cần có của giám đốc nhân sự cũng trở thành chủ đề bàn luận. Đây vốn là vị trí được coi như tấm gương, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động ở các phòng ban, theo tổ chức cung cấp chương trình phát triển chuyên môn Aurora Training Advantage.

Giám đốc nhân sự là tấm gương

Bằng việc ưu tiên hành vi đạo đức, lãnh đạo bộ phận nhân sự có thể lan tỏa ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ tổ chức, tạo dựng lòng tin và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Họ chính là tấm gương cho cấp dưới, người lao động ở các bộ phận noi theo.

Khi giám đốc nhân sự hành xử theo tiêu chuẩn đạo đức, họ thiết lập chuẩn mực cho toàn bộ hệ thống. Điều này góp phần định hình văn hóa tổ chức.

Bên cạnh việc thể hiện hành vi đúng với quy định pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và giá trị cốt lõi của tổ chức, người đứng đầu bộ phận nhân sự cũng cần thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và hành động, giúp xây dựng uy tín, củng cố lòng tin nội bộ.

Andy Byron,  CEO Astronomer,  Kristin Cabot,  giam doc nhan su,  CEO ngoai tinh anh 2

Vụ ngoại tình của Andy Byron và Kristin Cabot thu hút sự quan tâm từ phía truyền thông, công chúng.

Họ cũng có nhiệm vụ thúc đẩy các giá trị như chính trực, tôn trọng và công bằng nhằm tạo ra văn hóa doanh nghiệp tích cực.

Lòng tin là yếu tố cốt lõi của môi trường làm việc lành mạnh. Giám đốc nhân sự có phẩm chất đạo đức tốt giúp xây dựng và duy trì lòng tin, qua đó thúc đẩy sự gắn bó và năng suất. Một số nguyên tắc cần chú trọng, bao gồm minh bạch trong giao tiếp, cởi mở và trung thực về chính sách, các quyết định và sự thay đổi.

Sự công bằng cũng cần được đề cao, đặc biệt trong môi trường liên quan nhiều đến lợi ích cá nhân, tập thể. Nhìn chung, lãnh đạo bộ phận nhân sự cần đảm bảo đối xử bình đẳng với tất cả nhân viên, không phân biệt vị trí hay mối quan hệ cá nhân.

Ngoài ra, giám đốc nhân sự cần chịu trách nhiệm với hành động của bản thân và đội ngũ, tạo nền tảng cho sự tin cậy. Nếu không may gây ra lỗi lầm, họ cần nhận trách nhiệm và sửa đổi, làm gương cho đội nhóm.

Thúc đẩy thành công doanh nghiệp

Lãnh đạo nhân sự có đạo đức không chỉ giúp cải thiện môi trường làm việc, mà còn góp phần vào thành công dài hạn của tổ chức. Những lợi ích họ mang lại bao gồm nâng cao uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.

Công ty đề cao đạo đức dễ thu hút nhân tài, đối tác và khách hàng. Môi trường hỗ trợ và tôn trọng cũng giúp nhân viên gắn bó, làm việc hiệu quả hơn.

Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng phải dựa trên nền tảng đạo đức. Điều này giúp tổ chức xây dựng các chiến lược lâu dài và ổn định.

Andy Byron,  CEO Astronomer,  Kristin Cabot,  giam doc nhan su,  CEO ngoai tinh anh 3

Phẩm chất đạo đức tốt của những người lãnh đạo góp phần tạo nền tảng phát triển vững mạnh cho doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: Ketut Subiyanto/Pexels.

Bên cạnh việc tự thực hành đạo đức, các lãnh đạo bộ phận nhân sự cũng cần tổ chức các buổi đào tạo thường xuyên về vấn đề này cho người lao động. Việc khen thưởng những hành động đề cao giá trị đạo đức cũng nên được thực hiện công khai.

Ngoài ra, cơ chế bảo vệ những người tố giác hành vi sai trái chính là bước tiến, giúp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tích cực, lành mạnh.

Nhìn chung, giám đốc nhân sự có đạo đức đóng vai trò thiết yếu trong việc nuôi dưỡng văn hóa tích cực, xây dựng lòng tin, đảm bảo tuân thủ và thúc đẩy thành công của tổ chức. Khi người lãnh đạo hành xử chính trực và có trách nhiệm, họ tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, bền vững.

Vì sao công ty chi tiền trang trí bàn làm việc riêng cho nhân viên?

Nhiều công ty hiện khuyến khích nhân viên cá nhân hóa không gian làm việc bằng cách tự trang trí bàn làm việc. Theo cuốn sách Đi làm đừng đi lầm của Tiến sĩ Tâm lý học Ron Friedman, việc này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, tăng cường cảm giác kiểm soát và giảm căng thẳng, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, việc cá nhân hóa không gian còn thúc đẩy tính trách nhiệm và cảm giác thuộc về doanh nghiệp của nhân viên.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn