Tranh cãi tác phẩm nghệ thuật triệu USD thành 'đạo cụ selfie'

![]() |
Phòng gương vô cực Infinity Mirror Rooms của nghệ sĩ Yayoi Kusama. Ảnh: @dennistodisco/IG. |
Trong một thế giới bị chi phối bởi mạng xã hội, nghệ thuật đang dần biến thành những “đạo cụ” phục vụ cho những bức ảnh selfie hoàn hảo.
Các không gian triển lãm không chỉ còn là nơi chiêm ngưỡng mà đã trở thành sân khấu cho những bức ảnh lan truyền trên Instagram và TikTok, theo The New York Times.
Nghệ thuật thành phông nền check-in
Cột mốc tiêu biểu có thể kể đến là triển lãm đầu tiên của Yayoi Kusama tại phòng tranh David Zwirner năm 2013. Những Infinity Mirror Rooms của nghệ sĩ 96 tuổi, với hệ thống gương và ánh sáng tạo cảm giác không gian vô tận, đã khiến hàng đoàn người kiên nhẫn xếp hàng hàng giờ chỉ để có vài phút chụp ảnh. Khi ấy, Instagram vừa ra mắt chức năng video, và căn phòng của Kusama trở thành phông nền lý tưởng cho những bức selfie.
Kusama đã mở ra một kỷ nguyên mới, nơi nghệ thuật được tạo ra để tương tác và lan tỏa qua điện thoại thông minh.
“Lần đầu tiên tôi đăng bài trên mạng xã hội là tại một triển lãm của Kusama”, Hanna Schouwink, đối tác cấp cao tại phòng trưng bày Zwirner, chia sẻ.
Đến năm 2017, các “Infinity Rooms” xuất hiện tại nhiều bảo tàng trên thế giới, thu hút lượng khách khổng lồ ghé đến "check-in".
Cơn sốt này này không dừng lại ở Kusama. Năm 2013-2014, triển lãm hồi cố của James Turrell tại Bảo tàng Nghệ thuật Quận Los Angeles (Mỹ) gây sốt trên Instagram khi rapper Drake ghé thăm và sử dụng hình ảnh trưng bày cho một video ca nhạc.
Đến năm 2019, Maurizio Cattelan khiến cả thế giới xôn xao khi dán một quả chuối lên tường tại Art Basel Miami Beach (Mỹ). Với giá bán 120.000 USD, tác phẩm này không chỉ lên sóng CNN mà còn trở thành hiện tượng toàn cầu khi được thay bằng một quả chuối khác và bán đấu giá tại Sotheby’s năm ngoái với giá 6,24 triệu USD. Chú vẹt của Thomas Deininger thu hút khách đến tham quan và chụp hình. Ảnh: @ethancohengallery/IG.Các cột mốc này minh chứng cho xu hướng nghệ thuật có thể lan tỏa mạnh mẽ thông qua mạng xã hội, những tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết được tạo ra cho mạng xã hội, nhưng chỉ thực sự tỏa sáng qua cách công chúng đón nhận chúng trên các nền tảng này.Câu chuyện xảy ra tại Art Miami vào thứ Bảy cuối tháng 12 là một ví dụ điển hình. Ethan Cohen, nhà buôn nghệ thuật từ Manhattan (Mỹ), trưng bày tác phẩm điêu khắc Macawll of the Wild (2024) của Thomas Deininger tại gian hàng của mình. Nhìn từ chính diện, tác phẩm trông như một chú vẹt xanh vàng sống động, nhưng khi di chuyển, chú vẹt lộ ra là tập hợp của những vật dụng bỏ đi như búp bê, cây cọ nhựa, và thậm chí một quả chuối nhựa chưa bóc. Định giá 60.000 USD, tác phẩm chưa tìm được người mua cho đến khi một người phụ nữ quay video và đăng lên TikTok qua tài khoản @gabrielleeeruth.Video được lên xu hướng, thu hút 16 triệu lượt xem vào trưa Chủ nhật, và đạt 90 triệu khi hội chợ kết thúc. Hiện tại, con số đã vượt 118 triệu lượt xem.Tác phẩm xa xỉ không chỉ được bán đi nhanh chóng mà gian hàng còn chật kín người chen lấn quay video, buộc Cohen phải thuê người kiểm soát đám đông.Thách thức của nghệ thuật thời mạng xã hộiTrong bối cảnh trí tuệ nhân tạo, tin giả và thông tin sai lệch khiến người dùng nghi ngờ về những gì thực sự tồn tại trên mạng, nghệ thuật mạng xã hội mang lại cảm giác an tâm. Loại hình nghệ thuật như Macawll of the Wild rõ ràng, trực quan, nhưng đủ khéo léo trong ý tưởng hoặc kỹ thuật để khiến người xem thốt lên “À ha!” thay vì lẩm bẩm “Con tôi mẫu giáo cũng làm được thế này".Tuy nhiên, sự bùng nổ của nghệ thuật phục vụ selfie đặt các nghệ sĩ vào thế khó, làm sao để thu hút đông đảo công chúng mà vẫn giữ được sự công nhận từ giới chuyên môn, vốn thường nghi ngờ những gì quá đại chúng.Nhà phê bình Roberta Smith từng ca ngợi Yayoi Kusama là “nghệ sĩ vĩ đại nhất thập niên 60”, nhưng lại không đánh giá cao Infinity Rooms, ưu ái những bức tranh trừu tượng ít được chú ý trên mạng xã hội. Tương tự, Thomas Kinkade, với những bức tranh nhà tranh thơ mộng, đạt thành công thương mại vượt bậc, nhưng bị giới phê bình như Robert Rosenblum nhận xét: “Ông ấy chỉ đáng chú ý khi xét về cung và cầu". Nghệ sĩ Maurizio Cattelan và quả chuối triệu USD gây tranh cãi. Ảnh: Brain Zak/NY Post.Mạng xã hội đã xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật đại chúng và nghệ thuật cao cấp, đồng thời thúc đẩy thái độ cao ngạo của giới tinh hoa đến công chúng.Một tác phẩm có thể nổi tiếng nhờ sự yêu thích, như Macawll of the Wild, hoặc nhờ phẫn nộ, như bình luận về quả chuối của Cattelan: “Hành tinh này cần bị thiên thạch va vào để làm lại từ đầu".Thomas Deininger chia sẻ Macawll of the Wild tăng giá sau hội chợ Art Miami, nhưng ông không muốn bị gọi là “nghệ sĩ Instagram”. Đặc biệt, ông nhấn mạnh rằng công chúng đã quên thông điệp chính của tác phẩm đề cập đến nạn săn trộm vẹt ở Miami, họ chỉ tập trung vào tính viral.Trong kỷ nguyên mạng xã hội, nghệ sĩ phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa sự nổi tiếng tức thời và giá trị nghệ thuật bền vững.“Nhiều nghệ sĩ trẻ thành thạo mạng xã hội và thoải mái với không gian đó. Nhưng những bộ óc liên tục bị kích thích bởi lượt xem mà không có chiều sâu sẽ dẫn đến đâu?”, Hanna Schouwink, đối tác cấp cao tại phòng tranh David Zwirner, đặt câu hỏi. Cảm xúc tiêu cực tuổi 20 The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.