Nhảy đến nội dung
 

Trăm nghìn chủ shop mở hàng, TikTok Shop vượt mặt Shopee

Bốn sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đạt tổng giá trị giao dịch (GMV) hơn 222.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2025, tăng 23% so với cùng kỳ, với gần 1,9 tỷ sản phẩm.

TikTok Shop hiện sở hữu 266.000 nhà bán hàng, lần đầu tiên vượt qua Shopee về số lượng người bán. Ảnh: TikTok.

Theo số liệu của Công ty tư vấn tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) YouNet ECI, tổng giá trị giao dịch (GMV) của 4 sàn thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Việt Nam gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki đã đạt 222.100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 23% so với cùng kỳ và vượt xa tốc độ tăng trưởng chung của ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong cùng giai đoạn. Tổng cộng, đã có 1,9 tỷ đơn vị sản phẩm đến từ hơn 579.600 nhà bán hàng khác nhau được tiêu thụ. Riêng TikTok Shop trong nửa đầu năm 2025 ghi nhận mức tăng trưởng GMV lên đến 148% so với cùng kỳ. Nền tảng này cũng nâng thị phần từ 32,5% (cuối 2024) lên 42%, thu hẹp khoảng cách đáng kể với Shopee - nền tảng vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 55% thị phần dù GMV không biến động nhiều so với nửa đầu năm 2024. Hơn 7.000 shop online rời cuộc chơi Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường tại YouNet ECI, mức tăng trưởng trong bối cảnh chưa phải mùa cao điểm TMĐT cho thấy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đang ngày càng ổn định. “Đặc biệt, các ngành hàng thiết yếu như sức khỏe (+19%), thực phẩm & đồ uống (+57%), mẹ và bé (+35%) đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, cho thấy TMĐT là kênh tiêu dùng dài hạn và là động lực tăng trưởng chính của ngành bán lẻ Việt Nam trong tương lai gần”, ông Lâm nhận định. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng cho TMĐT khi tăng 167% trên TikTok Shop và 20% trên Shopee. Đây là xu hướng nối tiếp từ năm 2024 khi FMCG tăng trưởng 62% toàn ngành TMĐT so với 2023. QUY MÔ GMV CỦA CÁC SÀN TMĐT NỬA ĐẦU NĂM 2025 Nguồn: YouNet ECI. NhãnShopeeTikTok ShopLazadaTiki GMV tỷ đồng 122200933005800838 Mặc dù thị trường nở ra, số lượng nhà bán có doanh thu lại giảm hơn 7.000 shop so với cùng kỳ. Giải thích hiện tượng này, ông Nguyễn Phương Lâm cho biết khi người tiêu dùng mua ngày càng nhiều các sản phẩm thiết yếu trên TMĐT, họ đặt niềm tin nhiều hơn vào thương hiệu uy tín và nhà bán lẻ lớn. “Cùng với áp lực phí sàn tăng trong 6 tháng đầu năm, hiển nhiên là nhiều nhà bán nhỏ lẻ chưa chuyên nghiệp hoặc chưa thật sự đầu tư sẽ buộc phải rời cuộc chơi. Vì vậy, việc lượng nhà bán giảm không phản ánh tình trạng chung của ngành, ngược lại, nhóm gian hàng Mall Shop tăng trưởng doanh thu đến 34% so với cùng kỳ”. Báo cáo cho thấy tuy số lượng nhà bán có doanh thu giảm đi, doanh thu trung bình của mỗi nhà bán còn đang kinh doanh trên sàn lại tăng gần 28% so với cùng kỳ. Đồng thời, giá trị trung bình của mỗi sản phẩm tiêu thụ trên sàn cũng tăng nhẹ 5,4% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong bối cảnh hầu hết đối thủ đi ngang hoặc sụt giảm, Lazada lại trở thành điểm sáng khi chứng kiến sự bứt phá đáng kể về giá trị giao dịch bình quân trên mỗi sản phẩm với mức tăng gần 35%, đạt 164.235 đồng/sản phẩm. Chuyển biến cho thấy khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn trong một năm qua trên nền tảng này. Đây cũng là khía cạnh phản ánh sự hiệu quả từ chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm, trải nghiệm người dùng và nỗ lực quản lý sàn của Lazada trong thời gian qua. GIÁ TRỊ GIAO DỊCH TRUNG BÌNH TRÊN MỖI SẢN PHẨM CỦA CÁC SÀN TMĐT Nguồn: YouNet ECI. NhãnTikiLazadaTikTok ShopShopee Giá trị giao dịch bình quân/sản phẩm đồng 344314164235129337107077 Mức chi tiêu bình quân tăng cũng được xem như một chỉ dấu tích cực về mức độ tin tưởng ngày càng cải thiện từ phía khách hàng. Hiện các ngành hàng được ưa chuộng trên Lazada gồm thực phẩm & đồ uống, công nghệ, mẹ và bé. Trong khi đó, Tiki vẫn là nền tảng dẫn đầu về giá trị giao dịch trung bình trên mỗi sản phẩm với hơn 344.300 đồng. Thực tế, phần lớn nguồn thu của Tiki hiện nay đến từ nhóm hàng giá trị cao như công nghệ.Dẫu vậy, thị phần GMV của sàn này đã bị thu hẹp xuống còn 3,7%. TikTok Shop vượt Shopee về số lượng nhà bán Không chỉ tăng trưởng GMV, số lượng nhà bán có doanh thu trên TikTok Shop trong nửa đầu 2025 đã tăng mạnh 96% so với cùng kỳ, đạt hơn 266.000 shop và lần đầu tiên vượt qua Shopee dù mới xuất hiện tại Việt Nam hơn 3 năm qua. TikTok Shop có tăng trưởng mạnh ở nhiều ngành hàng, gồm thời trang (+123%), làm đẹp (+191%), FMCG (+167%), điện gia dụng (+109%). Nền tảng này cũng đang bán chạy và chiếm thị phần cao trong các ngành hàng quen thuộc với Gen Z như thời trang (54%), làm đẹp (50%), thực phẩm & đồ uống (44%). Trong khi đó, Shopee vẫn duy trì thị phần trên 60% ở nhiều ngành hàng còn lại.TMĐT Việt Nam không còn chỗ cho tư duy ăn xổiÔng Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường tại YouNet ECI Theo YouNet ECI, TikTok Shop tăng trưởng mạnh nhờ các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, dễ tiếp cận. Trong khi đó, Shopee duy trì ổn định ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp, thể hiện niềm tin cao từ người tiêu dùng trung thành. "Người tiêu dùng Việt Nam đang mua sắm trực tuyến quanh năm, ở nhiều ngành hàng và ngày càng chú trọng đến chất lượng. Doanh nghiệp cần nhìn nhận TMĐT là kênh tiêu thụ chiến lược chứ không chỉ là nơi xả hàng cuối năm”, ông Nguyễn Phương Lâm đánh giá. Đưa lời khuyên cho nhà bán hàng, vị chuyên gia cho rằng các chủ shop cần đầu tư nghiêm túc trong xây dựng thương hiệu, chất lượng dịch vụ và chuẩn bị tài chính để đi đường dài thì mới có thể cạnh tranh. “TMĐT Việt Nam không còn chỗ cho tư duy ăn xổi”, ông nhấn mạnh. Theo báo cáo do YouNet ECI và YouNet Media phát hành, thị trường TMĐT Việt Nam được dự báo tăng trưởng kép 35%/năm đến năm 2028 với hai trụ cột chính là shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) và giá trị giỏ hàng ngày càng tăng. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn