Nhảy đến nội dung

Tình hình thu hút đầu tư tại các Cụm Công nghiệp ở Bình Định như thế nào?

Theo Sở Công Thương Bình Định, tỉnh có 38 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp 950,4 ha. Trong năm 2024, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp 13.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% so tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Theo Sở Công Thương Bình Định, tỉnh có 38 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp 950,4 ha. Trong năm 2024, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp 13.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% so tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Tình hình thu hút đầu tư tại các Cụm Công nghiệp ở Bình Định như thế nào? ảnh 1

Nhà máy của Công ty CP Takao Bình Định ở CCN Gò Cầy huyện Tây Sơn. Ảnh: Nguyễn Gia

Tỷ lệ lấp đầy trên 83%

Sở Công Thương tỉnh Bình Định cho biết, 4 tháng đầu năm 2025, các Cụm Công nghiệp (CCN) trên địa bàn đã thu hút 14 dự án với tổng vốn đầu tư 354,2 tỷ đồng với tổng diện tích 19,4 ha. Lũy kế đến nay, đã thu hút 403 dự án với diện tích 792,6 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy các CCN 83,4% với tổng vốn đầu tư của các dự án 19.848,5 tỷ đồng, vốn thực hiện 10.810 tỷ đồng, đạt 54,5% với suất đầu tư bình quân 49,3 tỷ đồng/dự án; trong đó, có 282 dự án đã đi vào hoạt động.

Trong năm 2024, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp 13.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% so tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu 625 triệu USD, chiếm 36,5% so tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; giải quyết việc làm khoảng 25.000 lao động, chiếm 18% so tổng lao động trong các doanh nghiệp, chiếm 35% so tổng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh với mức lương bình quân từ 5,5 - 6,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần phát triển công nghiệp trong nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo phương án phát triển CCN trong Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1619 ngày 14/12/2023, đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh có 68 CCN với tổng diện tích 3.470 ha. Đến nay, có 46/68 CCN với tổng diện tích 1.639 ha được quyết định thành lập; có 38/46 CCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp 950,4 ha.

Sở Công Thương Bình Định cho biết, đơn vị cũng thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức làm việc, đôn đốc chủ đầu tư các CCN triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của chủ đầu tư để kịp thời giải quyết, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN.

Đến nay, có 40/46 CCN đã và đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (trong đó, có 16/46 CCN đã hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng); 38/46 CCN đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN. Hiện nay, hầu hết các CCN đi vào hoạt động đảm bảo hạ tầng thiết yếu như hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước,... để phục vụ thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong CCN.

Xây dựng lộ trình chuyển đổi sang mô hình CCN sinh thái

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, tại cuộc họp mới đây, có yêu cầu các Khu - CCN phải từng bước chuyển đổi dần sang mô hình sinh thái và thông minh, hiện nay Sở Công Thương cũng định hướng tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền làm thay đổi nhận thức về những tiến bộ và lợi ích của việc phát triển mô hình CCN sinh thái; triển khai xây dựng Tiêu chí về CCN sinh thái trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách ưu đãi của tỉnh đối với các CCN sinh thái.

Đồng thời, mời chủ đầu tư hạ tầng các CCN tham gia phát triển mô hình CCN sinh thái, từ đó tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng và lập quy hoạch điều chỉnh theo mô hình CCN sinh thái với từng CCN đối với các CCN đã có quy hoạch được phê duyệt. Triển khai thí điểm mô hình CCN sinh thái trên một số địa bàn thuận lợi.

Hiện nay, Sở Công Thương đã có Văn bản số 860 ngày 16/4/2025 đề nghị Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện để chuyển đổi sang mô hình CCN sinh thái đảm bảo cộng sinh công nghiệp, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bền vững, bảo vệ môi trường; đồng thời, đã phối hợp với BQL Khu kinh tế tỉnh tổ chức Đoàn Công tác đi nghiên cứu các mô hình khu, CCN phát triển theo hướng sinh thái tại Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ định hướng phát triển CCN sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo chuyên đề về CCN sinh thái và xây dựng chính sách ưu đãi của tỉnh đối với các khu, CCN sinh thái, các doanh nghiệp sinh thái và các doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi các CCN trên địa bàn tỉnh sang CCN sinh thái.

Theo Sở Công Thương Bình Định, CCN sinh thái là CCN trong đó có doanh nghiệp trong CCN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp. Mục đích của CCN sinh thái nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Các nhà máy trong CCN sinh thái đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng.

Bảo Anh
 
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn