Nhảy đến nội dung

Tiếp sức giấc mơ an cư cho người trẻ tại những đô thị lớn

HDBank anh 1

Trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn tăng cao, phần lớn lao động trẻ - vốn chỉ mới bắt đầu tích lũy tài chính và có thu nhập trung bình - đang đứng trước bài toán kinh tế nan giải: Làm sao để hiện thực hóa giấc mơ an cư khi khoảng cách giữa thu nhập và giá bất động sản ngày càng nới rộng?

Nuôi giấc mơ về ngôi nhà nhỏ giữa đô thị lớn

Tại TP.HCM, nơi khiến chênh lệch giá nhà và thu nhập bình quân đầu người đến 2,7 (giá căn hộ bình quân gần 75 triệu đồng/m2, theo CBRE), nhiều gia đình trẻ đang rơi vào thế khó: Không muốn tiếp tục sống đời thuê trọ bấp bênh, nhưng cũng không đủ tài chính mua nhà.

“Đi thuê trọ, tôi luôn trong cảm giác phải rời khỏi nhà bất kỳ lúc nào nếu chủ muốn bán hoặc lấy lại để ở. 5 năm rồi, tôi và chồng vẫn không ngừng nuôi giấc mơ về tổ ấm cho riêng mình”, chị Hoài (công nhân, quận Gò Vấp) tâm sự.

HDBank anh 2

Mong muốn có nơi ở ổn định không đơn thuần là khát vọng sở hữu tài sản, mà còn gắn với nhu cầu thiết yếu của vợ chồng chị về hộ khẩu, hưởng quyền lợi giáo dục cho con cái về sau. Thế nhưng, bài toán nan giải là làm sao tìm được tổ ấm vừa vặn khả năng tài chính, khi tổng thu nhập của vợ chồng chỉ gói gọn trong 25 triệu đồng mỗi tháng?

“Cứ mỗi năm trôi qua, giá nhà lại tăng nhanh hơn mức tích góp. Tôi còn chứng kiến nhiều người mua nhà trong trạng thái gồng gánh, bởi lãi suất thả nổi có thời điểm lên đến 10-11%. Vì không dám ‘mua liều’, theo thời gian, ước mơ có nhà thành phố ngày càng xa tầm với”, chị nói.

Không chỉ TP.HCM, báo cáo về chênh lệch giá nhà và thu nhập bình quân đầu người tại các thành phố thuộc khu vực châu Á của CBRE cho thấy Hà Nội cũng thuộc nhóm có tỷ lệ người dân khó sở hữu nhà ở với thu nhập hiện tại. Giải thích điều này, Avison Young Việt Nam nhận định khi giá mua, thuê và chi phí sinh hoạt đều có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của người dân đô thị, việc sở hữu nhà ở càng trở nên xa vời.

HDBank anh 3

Một phần lý do khiến giá nhà neo cao là mất cân đối cung - cầu. Khi số lượng dự án mới được cấp phép ít, các doanh nghiệp đổ vốn vào phân khúc cao cấp nhằm tối ưu biên lợi nhuận, trong khi phân khúc vừa túi tiền, nhà ở xã hội - vốn phù hợp khả năng tài chính của phần đông người mua - lại có số lượng nhỏ giọt. Hệ quả là thị trường nhà ở thương mại lệch hẳn về phân khúc trung và cao cấp với mức giá ngất ngưởng, khiến người thu nhập thấp, công nhân và lao động nhập cư gần như không có cơ hội tiếp cận.

Giá cao là một trong nhiều nguyên nhân người dân ngại vay mua nhà. Bằng chứng là tăng trưởng tín dụng cho đầu tư kinh doanh địa ốc năm 2024 đạt khoảng 18%, cao gấp hơn hai lần cho vay cá nhân tiêu dùng bất động sản (khoảng 6,5%).

Theo dự báo của giới phân tích, giá nhà sẽ tiếp tục duy trì mức cao do sự gia tăng của tiền sử dụng đất theo bảng giá đất mới cũng như chi phí phát triển dự án. Những yếu tố này sẽ đẩy chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tăng cao, khiến giấc mơ sở hữu nhà ngày càng xa vời với phần lớn người dân sinh sống tại đô thị lớn.

Trợ lực từ chính sách đến giải pháp tài chính

Trong bức tranh chung của thị trường bất động sản, nhà ở xã hội trở thành “vùng trũng” hấp dẫn người mua ở thực, nhất là khi 2025 được dự báo là năm bùng nổ của phân khúc này sau hàng loạt chính sách thúc đẩy từ phía Chính phủ.

HDBank anh 4

Vào tháng 2, khi chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, Tổng bí thư Tô Lâm nhắc đến việc xây dựng bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất; thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia” để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Đây là bước đi quan trọng, hỗ trợ người thu nhập trung bình và thấp tại khu vực đô thị có cơ hội mua nhà ở với giá hợp lý. Cùng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 444/QĐ-TTg, đặt mục tiêu hoàn thành gần một triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2025-2030.

Cộng hưởng với đó, sự thay đổi tích cực của hệ thống pháp luật như Luật Đất đai, Luật Nhà ở hay Luật Kinh doanh Bất động sản góp phần khơi thông dòng chảy đầu tư vào nhà ở xã hội và nhà ở giá vừa túi tiền. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, nhằm đảm bảo chỗ ở ổn định cho người có thu nhập thấp.

Việc đầu tư hạ tầng đô thị - điển hình là các tuyến metro tại TP.HCM và Hà Nội, cũng mở ra cơ hội giãn dân khỏi vùng lõi thành phố, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vùng ven với chi phí hợp lý và di chuyển thuận tiện, qua đó nhu cầu nhà ở phần nào được san sẻ.

HDBank anh 5HDBank anh 6

Thêm trợ lực cho thị trường, vào năm 2023, ngành ngân hàng triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội (sau đó tăng lên 145.000 tỷ đồng), với sự tham gia của 9 ngân hàng thương mại lớn, trong đó có HDBank. Đến đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục định hướng các ngân hàng này đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ theo nghị quyết 33 của Chính phủ.

Nhờ định hướng chính sách quyết liệt từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của ngân hàng thương mại, người trẻ đang có trong tay những giải pháp tài chính linh hoạt, với lãi suất vay thấp và thời gian vay dài chưa từng có.

Đơn cử HDBank đang triển khai chương trình “Cho vay mua nhà ở xã hội” với mức trả góp chỉ từ khoảng 200.000 đồng/ngày dành cho khách hàng cá nhân. Chương trình này nhằm hỗ trợ người dân, đặc biệt là đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, tiếp cận cơ hội an cư tại các đô thị lớn.

HDBank anh 7

Điểm ưu việt trong chương trình của HDBank là khách hàng có thể vay đến 70% giá trị hợp đồng mua bán, thời hạn vay kéo dài đến 50 năm - thuộc nhóm dài nhất thị trường, ân hạn vốn gốc tối đa 05 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Thời hạn cho vay dài giúp người mua giảm áp lực tài chính đáng kể, chủ động cân đối giữa chi phí sinh hoạt hàng tháng và kế hoạch trả nợ. Bên cạnh đó, thủ tục vay vốn tại HDBank được đơn giản hóa, xử lý nhanh chóng, minh bạch, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân. Đây là một trong những giải pháp tài chính thiết thực, giúp người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.

Khi những chính sách tín dụng thiết thực đến từ các ngân hàng như HDBank đi vào thực tế, không chỉ người mua hưởng lợi, mà doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ cải thiện thanh khoản, giảm hàng tồn và khơi thông dòng vốn sản xuất. Mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 là “tham vọng” lớn, nhưng hoàn toàn khả thi nếu có sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

HDBank anh 8HDBank anh 9

Giữa lúc chính sách tín dụng được đẩy mạnh và điều kiện vay vốn thuận lợi, giai đoạn hiện tại là thời điểm lý tưởng để người trẻ có kế hoạch sở hữu nhà mạnh dạn hiện thực hóa ước mơ. Đây cũng là cái kết đẹp cho câu chuyện an cư của vợ chồng chị Hoài.

“Biết ngân hàng HDBank hỗ trợ lãi suất, vợ chồng tôi đang tích cực tìm dự án nhà ở xã hội vùng ven, dự định vay mượn người thân để mua nhà sau đó tích góp trả lãi hàng tháng”, chị Hoài chia sẻ, giọng nói không giấu được niềm háo hức khi mường tượng về tổ ấm tương lai - nơi giấc mơ nhỏ dần lớn lên cùng tiếng cười trẻ thơ.

Với ưu đãi từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200.000 đồng/ngày. Đây là cơ hội để người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.

HDBank sẽ phân bổ ngân sách phù hợp để hỗ trợ người dân vay mua nhà ở xã hội, gói vay lên đến 70% giá trị hợp đồng mua bán, thời hạn cho vay đến 50 năm, ân hạn vốn gốc tối đa 05 năm từ ngày giải ngân đầu tiên. Đặc biệt, tuỳ khả năng tài chính thực tế của khách hàng, HDBank sẽ tư vấn phương án vay, thời hạn chi trả phù hợp nhất.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn