Nhảy đến nội dung
 

Tiềm năng Phú Quốc khi phát triển theo mô hình đặc khu

Những vùng đất từng phát triển chậm như đảo Jeju, Dubai, Thâm Quyến... đã vươn mình thành trung tâm công nghệ, tài chính, du lịch toàn cầu nhờ triển khai mô hình "đặc khu kinh tế". Phú Quốc kỳ vọng sẽ phát triển tương tự khi sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên, kinh tế, định hướng.

Từ những làng chài thành đặc khu kinh tế

Mẫu số chung của rất nhiều đặc khu nổi tiếng trên thế giới là đều khởi thủy từ những làng chài hoang sơ. Đặc điểm địa lý này mở ra các cơ hội thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa, thuận tiện cho giao thông, thương mại... Mô hình đặc khu kinh tế là sự cộng hưởng quan trọng, mang đến sự tăng trưởng cho các vùng đất này.

Câu chuyện "làng chài hóa rồng" của Thâm Quyến là minh chứng tiêu biểu. Bốn thập niên trước, nơi đây là một làng chài nhỏ với khoảng 30.000 dân. Bước ngoặt đến vào năm 1980 khi Thâm Quyến được chọn làm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc với những ưu đãi thuế và quyền tự chủ thu hút đầu tư nước ngoài. Kể từ đó, Thâm Quyến tăng trưởng thần tốc. GDP của thành phố này đã tăng trưởng từ 4,5 triệu USD năm 1980 lên hơn 500 tỷ USD năm 2023, trở thành một siêu đô thị với hơn 17 triệu dân.

Thâm Quyến là đại đô thị công nghệ sầm uất, nơi đặt trụ sở những "gã khổng lồ" như Huawei, Tencent, DJI... và sở hữu sàn giao dịch chứng khoán cùng một trong những trung tâm tài chính bận rộn nhất thế giới. Đặc khu này đã thu hút gần 300 tỷ USD vốn FDI, với hơn 90.000 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động kể từ khi cải cách kinh tế bắt đầu. Giá bất động sản tại Thâm Quyến tăng vọt, nằm trong nhóm đắt đỏ nhất Trung Quốc. Theo AFP, trung bình một căn hộ cũ tại Thâm Quyến có giá khoảng 65.000 nhân dân tệ/m2 (khoảng 215 triệu đồng).

Không riêng Thâm Quyến, Dubai cũng là điển hình phát triển kinh tế. Từ những đụn cát mênh mông và nguồn tài nguyên không quá dồi dào, Dubai chọn con đường khác biệt để phát triển - trở thành một "đặc khu toàn cầu" với chính sách mở cửa, ưu đãi đầu tư để trở thành trung tâm tài chính, du lịch và bất động sản xa xỉ bậc nhất thế giới.

Điểm khởi đầu của kỳ tích Dubai chính là hệ thống free zones giúp nhà đầu tư nước ngoài hưởng hàng loạt ưu đãi như miễn thuế doanh nghiệp, quyền sở hữu 100% vốn, thủ tục đơn giản và bảo hộ tài sản theo chuẩn luật quốc tế. Chính sách này giúp Dubai hút mạnh dòng vốn FDI và xây dựng hệ sinh thái kinh doanh hiện đại.

Năm 2023, Dubai đón hơn 17 triệu lượt khách quốc tế. Không chỉ phát triển kinh tế, vùng đất này còn tạo ra hàng triệu việc làm, thu hút lao động và chuyên gia từ hơn 200 quốc gia, tạo thành một cộng đồng đa quốc gia giàu có.

Sự phồn hoa của Dubai được định vị bằng những dự án bất động sản nổi tiếng như Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới; Palm Jumeirah - quần đảo nhân tạo hình cọ; hay khu Downtown Dubai - nơi tập trung các trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở triệu USD. Những công trình này làm nên thương hiệu Dubai, đẩy giá trị bất động sản tăng vọt, thu hút làn sóng nhà đầu tư toàn cầu đổ về. Năm 2022, Dubai ghi nhận mức tăng 76% giao dịch trên thị trường bất động sản, thu về hơn 140 tỷ USD.

Tại Hàn Quốc, chính sách miễn thị thực và quy hoạch du lịch sinh thái đã đưa Jeju, từ "hòn đảo mơ ngủ", vươn mình trở thành đặc khu du lịch sinh thái nổi bật, điểm đến hàng đầu châu Á. Jeju đầu tư mạnh cho du lịch theo hướng bền vững và thông minh, trở thành mô hình đô thị thông minh, xanh sạch, với hệ thống giao thông công cộng và năng lượng tái tạo.

Du lịch đóng góp hơn 60% GDP của đảo, với hơn 15 triệu lượt khách mỗi năm. Diện mạo đô thị trên đảo cũng đổi thay với sân bay quốc tế Jeju luôn tấp nập, những khu phố mua sắm, khách sạn cao cấp mọc lên nhưng vẫn nằm xen với làng quê và rừng cây, không phá vỡ cảnh quan.

Cơ hội cho Phú Quốc

Phú Quốc đang được kỳ vọng sẽ ghi dấu ấn trên nền tảng một thành phố đảo hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành đặc khu kinh tế thế hệ mới. Thành phố vừa là một điểm đến nổi tiếng vừa là trung tâm kinh tế - tài chính mới của khu vực và thế giới.

Theo các chuyên gia, Phú Quốc nhiều tiềm năng "cất cánh" nhờ một hệ sinh thái đang hội tụ cả ba yếu tố cốt lõi chính sách ưu đãi, hạ tầng đồng bộ và đà tăng trưởng thực tế.

Về chính sách, Phú Quốc miễn thị thực 30 ngày cho du khách quốc tế - một ưu thế khi cạnh tranh thu hút dòng khách toàn cầu. Cùng với đó, các nhà đầu tư vào khu vực này được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai và thủ tục hành chính một cửa.

Bên cạnh đó, hạ tầng là điểm cộng khi từ một hòn đảo biệt lập, Phú Quốc có sân bay quốc tế hiện đại, cảng biển đón tàu du lịch 5 sao, hệ thống đường vòng đảo và điện lưới quốc gia. Hạ tầng phục vụ du lịch, giúp các dòng vốn, công nghệ, nhân lực dịch chuyển linh hoạt.

Đặc biệt, để chuẩn bị cho sự kiện APEC 2027, hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đang được triển khai với tổng số vốn lên đến hơn 300.000 tỷ đồng. Giới chuyên gia đánh giá, đây sẽ là cú hích mạnh mẽ giúp hạ tầng đảo được hoàn thiện, mở ra dư địa tăng trưởng trong tương lai gần.

Chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, Phú Quốc đã đón hơn 1,4 triệu lượt khách, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đạt hơn 320.000 lượt, tăng tới 52,7%. Tổng thu từ du lịch chạm mốc 7.197 tỷ đồng, tăng 77,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này phản ánh năng lực tiếp nhận, minh chứng cho sức hút của đảo ngọc.

Theo các chuyên gia, khi du lịch và kinh tế khởi sắc, thị trường bất động sản sẽ hưởng lợi lớn. Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng, đô thị biển, shophouse đã và đang được triển khai. Đáng chú ý, khu vực Bãi Trường - có quỹ đất ven biển sở hữu lâu dài hiếm hoi - đang chứng kiến làn sóng đầu tư. Tại đây, dự án Meypearl Harmony nằm trong đô thị tinh khiết Meyhomes Capital Phú Quốc nổi bật với mô hình sống nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp đầu tư sinh lời. Dự án đang thu hút nhiều nhà đầu tư đổ về, tìm kiếm sản phẩm mang giá trị dài hạn.

Sự đồng hành giữa các chính sách ưu đãi, hạ tầng và dòng tiền đầu tư đang giúp thành phố hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một đặc khu kinh tế hiện đại, đẳng cấp quốc tế.

Hoài Phương