Nhảy đến nội dung
 

Thuế quan của ông Trump biến Labubu thành 'xa xỉ phẩm' ở Mỹ

Labubu duy trì sức hút từ năm ngoái đến năm nay. Ảnh: @junji_junp.

Từ sau chấn thương dẫn đến gãy cổ do lướt sóng năm 2024, Elle Horton, một nhà sáng tạo nội dung sống tại Los Angeles (Mỹ), bắt đầu tìm kiếm những sở thích ít rủi ro hơn. Gần đây, cô vô tình tìm thấy câu trả lời.

Từ tháng 3, Horton liên tục đăng video lên TikTok, khoe bộ sưu tập đồ chơi nghệ thuật Labubu của nhà sản xuất Pop Mart (Trung Quốc). Mỗi món đồ có giá từ 15-960 USD, tùy kích cỡ. Trong một video, Horton khoe 4 chiếc móc khóa Labubu cùng 5 hộp chưa khui. “Sở thích mới này làm tôi ‘đau ví’ mất”, cô nói đùa. Horton là một trong nhiều người Mỹ đang bị cuốn vào cơn sốt sưu tầm Labubu. Cơn sốt này lan đến Mỹ sau khi thống trị châu Á hồi năm ngoái. Tuy nhiên, chính sách thuế mới của Tổng thống Mỹ có khả năng khiến giá thành món đồ chơi nghệ thuật này tăng cao. Thương hiệu Trung Quốc quyết định mở rộng hoạt động sản xuất sang quốc gia khác để tránh thuế quan, ổn định giá, theo Blooomberg. Labubu tăng giá tại Mỹ Trên TikTok, hashtag #labubu xuất hiện trong hơn một triệu bài đăng, nơi người dùng khui blind box (hộp mù) và khoe chiến lợi phẩm. Nhờ hiệu ứng này, doanh thu của Pop Mart tăng vọt, vượt 13 tỷ NDT (1,8 tỷ USD) trong năm 2024. Riêng bộ sưu tập The Monsters, bao gồm Labubu, chiếm gần 1/4 tổng doanh thu. Hai dòng búp bê Molly và Skullpanda cũng đạt thành tích nổi bật. Cơn sốt Labubu đổ bộ nước Mỹ, nối dài xu hướng blind box. Ảnh minh hoạ: Los Angeles Times. Tại Mỹ, Pop Mart sở hữu 21 cửa hàng vào cuối năm 2024 và đặt mục tiêu nâng lên ít nhất 40 trong năm 2025, theo bà Emily Brough, Giám đốc cấp phép khu vực Bắc Mỹ của công ty. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của nhà sản xuất này đang bị đe dọa bởi chính sách thuế nhập khẩu mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, với mức thuế lên tới 145% đối với phần lớn hàng hóa Trung Quốc. Trong bộ sưu tập Labubu ra mắt ngày 25/4, Pop Mart đã tăng giá các phiên bản móc khóa tại Mỹ từ 22 USD lên 28 USD. Chuyên gia phân tích Sky Canaves của Emarketer nhận định mức tăng này “có thể thu hẹp nhóm người tiêu dùng trẻ”. Pop Mart khẳng định vẫn nỗ lực giữ giá hợp lý. Để giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, công ty đang mở rộng sản xuất sang Việt Nam, nơi các mức thuế được tạm hoãn. Cơn sốt hạ nhiệt vì giá cả Pop Mart bắt đầu sản xuất Labubu vào năm 2019, dựa trên thiết kế của nghệ sĩ Kasing Lung. Món đồ chơi này trở nên thịnh hành vào năm ngoái nhờ ca sĩ Lisa (BlackPink). Tại Thái Lan, quê hương của Lisa, doanh số bán sản phẩm tăng vọt đến mức Labubu được chọn làm linh vật du lịch quốc gia vào tháng 7/2024. Sự quan tâm nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia châu Á và toàn cầu. Sự lăng xê nhiệt tình của Lisa (BlackPink) góp phần giúp Labubu trở thành hiện tượng toàn cầu. Ảnh: @lalalalisa_m. Hiện nay, gần như mọi sản phẩm Labubu đều “cháy hàng” trên cửa hàng trực tuyến của Pop Mart. Theo dữ liệu của Similarweb, lưu lượng truy cập vào trang web Pop Mart tại Mỹ cao hơn 54% vào mỗi Thứ 5 - ngày hãng thường tung sản phẩm mới. Ngoài ra, mô hình kinh doanh blind box tạo ra trải nghiệm bất ngờ, nuôi dưỡng sự tò mò, thu hút khách hàng trẻ, theo bà Jennie Liu, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Người tiêu dùng Yale. Cơn sốt Labubu trong giới “kidults” (người lớn thích đồ chơi) còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường thứ cấp. Kenny Cheung (24 tuổi), làm việc trong ngành tài chính ở New York, đã kiếm được khoảng 10.000 USD kể từ khi bắt đầu bán lại Labubu qua Facebook Marketplace. Anh thường bán lại gấp 2-3 lần giá gốc và không gặp khó khăn trong việc tìm người mua, thậm chí gặp khách hàng đặt số lượng lớn. Tuy vậy, các món đồ chơi thịnh hành thường có tuổi thọ thấp. Giá cả leo thang do thuế quan dễ khiến người hâm mộ cắt giảm chi tiêu cho những món đồ không cần thiết. Trên một diễn đàn Reddit, người sưu tập Labubu than thở trước viễn cảnh món đồ chơi yêu thích ngày càng trở nên đắt đỏ. Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm

Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.