Nhảy đến nội dung
 

'Thủ phạm tắc đường Hà Nội không phải ôtô, xe máy'

Mới đây, tôi thấy có một bài viết cho rằng "thủ phạm" gây ùn, tắc giao thông thành phố lớn, không phải xe ôtô hay xe máy. Mà là mạng lưới cầu đường và tổ chức giao thông thành phố bất cập. Tôi đồng quan điểm.

Xu thế ôtô hóa ở nước ta, nhà nhà có ôtô, người người có ôtô, đang là một quy luật tất yếu khách quan xã hội hiện đại. Còn thành phần, mật độ xe máy sẽ tự giảm dần đều trong thành phố.

Trở lại mạng lưới cầu đường bất cập điển hình như ở Hà Nội: Từ những năm 80 của thế kỷ 20, tại khu nhà ở Thanh Xuân Bắc và vùng lân cận (thuộc quận Thanh Xuân hiện nay), còn là miền đất trống vắng.

Xem bản đồ quy hoạch xây dựng tổng thể lúc bấy giờ có nút giao thông không gian-khác mức (hay còn gọi là nút giao thông lập thể) hoàn chỉnh Nguyễn Trãi -Khuất Duy Tiến, tuyệt vời.

Bởi vì, nút giao thông khác mức hoàn chỉnh cho các xe đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải liên tục, vô tư theo tất cả các chiều đường. Khỏi cần signal lights (đèn tín hiệu).

Vậy mà đáng tiếc, một số cơ quan chức năng thiếu phối hợp chặt chẽ, đã cho xây dựng nhiều công trình nhà ở... làm thu hẹp mặt bằng ngã tư, dẫn đến hậu quả nút giao thông Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến bán hoàn chỉnh, nửa vời, trở thành "ngã tư khốn khổ", vì thường xuyên ùn tắc giao thông.

Nguyên do là chỉ có cầu vượt và tuyến cho một số làn xe đi thẳng. Các làn xe rẽ trái và một số làn xe đi thẳng còn lại, vẫn phải theo đèn tín hiệu. Mà đèn tín hiệu chỉ phù hợp giao lộ có ngưỡng mật độ lưu lượng xe nhất định, nếu vượt ngưỡng sẽ phản tác dụng-gây ùn tắc giao thông.

Đấy là còn chưa kể đèn tín hiệu phải có chu kỳ hợp lý. Nếu không, sẽ lợi bất cập hại, gây bế tắc giao thông theo chiều đường...

Trở lại thực tế mật độ lưu lượng xe tại giao lộ Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến đang vượt ngưỡng đèn tín hiệu, nhất là chiều đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển (thường xuyên ùn tắc giao thông).

Ngoài ra, tại một số giao lộ lớn khác như Ngã Tư Sở, ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai, Láng - Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt - Xuân Tảo... cũng nửa vời, vừa có cầu vượt cho xe đi thẳng, vừa có đèn tín hiệu cho xe rẽ trái... Đó là một nguyên nhân dễ gây ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Do đó, tôi kiến nghị việc nên làm với cơ quan xây dựng công trình cầu đường chủ trì, phối hợp các bên liên quan lập dự án, thiết kế, thi công bổ sung những làn cầu vượt cho xe đi thẳng. Và đặc biệt, cần xây dựng bổ sung những làn cầu cạn clothoid (Clothoid là một đường xoắn ốc được sử dụng làm đường cong chuyển tiếp trong thiết kế đường cao tốc và đường sắt) cho xe rẽ trái "vô tư (tại những vị trí nút giao thông khả thi).

Sẽ có ý kiến cho rằng, nội thành chẳng đủ diện tích mặt bằng bắc cầu cạn clothoid. Song, chúng ta không máy móc đòi hỏi diện tích rộng như ngã tư Trường Sa - Võ Nguyên Giáp. Mà "hãy thực tại" như hai đầu cầu Chương Dương, không cần diện tích bao la, vẫn thiết kế, xây dựng được những cầu đường cong hữu dụng.

Ngoài ra cần tham khảo hệ thống cầu cạn, đường cong của các nước trên thế giới, để thiết kế, xây dựng cầu cạn clothoid khả thi tại Hà Nội cũng như các thành phố lớn, góp phần giảm ùn tắc giao thông ở nước ta.

Nguyễn Thành Lập

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn