Thị trường thuốc giả vẫn sôi động, bất chấp kiểm tra gắt gao

![]() |
Lực lượng công an kiểm tra thuốc tân dược giả. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa. |
Chỉ trong hơn một năm rưỡi, TP.HCM đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm liên quan dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Đáng lo ngại, thuốc giả ngày càng “cao tay” khi được pha trộn khéo léo với thuốc thật, khiến cả người dùng lẫn lực lượng chức năng đều khó phát hiện.
Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM cảnh báo số mẫu thuốc giả tăng vọt gấp 8 lần trong hai năm, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời bằng thuốc thật.
Trộn thuốc thật vào thuốc giả để xây niềm tin
Tại một hội thảo về thuốc giả được tổ chức ở TP.HCM ngày 26/5, ông Nguyễn Quang Huy, Cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, cho biết từ năm 2024 đến tháng 5 năm nay, lực lượng quản lý thị trường thành phố đã xử lý hàng loạt vụ việc liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vị thuốc y học cổ truyền. Trong đó, mặt hàng thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng được xem là trọng điểm kiểm tra.
Cụ thể, cơ quan chức năng đã kiểm tra và xử lý 178 vụ vi phạm thuốc tân dược, tạm giữ hơn 262.000 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hơn 15,4 tỷ đồng. Số tiền xử phạt hành chính vượt 2,2 tỷ đồng, đồng thời chuyển 4 vụ có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra.Với thực phẩm chức năng, đơn vị này đã xử lý 38 vụ, tạm giữ gần 19.000 sản phẩm trị giá hơn 835 triệu đồng, xử phạt hơn 786 triệu đồng. Thuốc và thực phẩm chức năng giả "đánh" thẳng vào những người yếu thế. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.Các hành vi vi phạm phổ biến gồm buôn bán hàng lậu, không rõ nguồn gốc, hàng giả mạo nhãn hiệu, niêm yết giá sai quy định. Đặc biệt, thủ đoạn mới nhất và nguy hiểm nhất là trộn thuốc thật vào thuốc giả để đánh lừa kiểm tra ngẫu nhiên và xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.Một số đối tượng còn tự đặt tên thuốc, thành lập “công ty dược” ảo có trụ sở tại Malaysia, Singapore, rồi quảng cáo là hàng xách tay trên mạng xã hội dưới vỏ bọc “dược sĩ tư vấn” hoặc “nhân viên công ty dược”. "Điều này khiến người tiêu dùng dễ lầm tưởng đây là sản phẩm chính hãng", ông Huy nói.Ông Huy cũng chia sẻ thêm thực trạng đáng báo động khác là hành vi cố tình ghi sai tên gọi trên nhãn hàng hóa. Ví dụ, một sản phẩm chỉ là “thực phẩm bổ sung” nhưng được quảng cáo là “sữa dinh dưỡng y học” hay “thuốc điều trị”, gây nhầm lẫn nghiêm trọng.Trong giai đoạn này, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cũng phối hợp Công an Thành phố kiểm tra 4 vụ lớn, thu giữ hơn 35.000 hộp thuốc trị giá gần 15 tỷ đồng và tham gia 29 đoàn kiểm tra liên ngành y tế trên địa bàn.Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng mức xử phạt hiện nay với hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng giả còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Ông cho biết Thủ tướng đã đồng ý chủ trương nâng mức xử phạt, các bộ, ngành đang phối hợp nghiên cứu điều chỉnh. Dẫn ví dụ từ việc tăng phạt vi phạm giao thông giúp giảm trên 30% số ca cấp cứu do tai nạn, ông Tuyên nhấn mạnh thuốc là yếu tố then chốt trong chăm sóc sức khỏe, nên cần kiểm soát nghiêm ngặt. Việc thuốc giả xuất hiện trên thị trường là trách nhiệm chung của nhiều bên, không chỉ riêng ngành y tế. "Quan điểm của bộ là phải xử lý nghiêm, không có vùng cấm, đồng thời cải cách thủ tục để vừa siết quản lý, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp", ông Tuyên nhấn mạnh.Đe dọa "thời gian vàng" cứu sống người bệnhThạc sĩ Nguyễn Thị Trúc Vân, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, cho hay trong 3 năm gần đây, số mẫu thuốc gửi kiểm nghiệm tăng đều, từ 1.695 mẫu năm 2022 lên 2.359 mẫu năm 2024. Cùng với đó, tình trạng thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và thuốc giả cũng gia tăng đáng kể.Cụ thể, năm 2022, viện ghi nhận 10 mẫu không đạt chuẩn; năm 2023 tăng lên 20 mẫu; đến năm 2024 tuy giảm còn 12 mẫu nhưng chủ yếu rơi vào nhóm dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Đáng chú ý, số mẫu thuốc giả tăng đột biến từ 5 mẫu năm 2022 lên 12 mẫu năm 2023 và 40 mẫu năm 2024. Trong số đó, 25 mẫu thuốc hóa dược không chứa dược chất và 15 mẫu thuốc từ dược liệu bị pha trộn tân dược.Các mẫu giả này được gửi từ nhiều nguồn như cơ quan công an, trung tâm kiểm nghiệm tuyến tỉnh, bệnh viện và cả người dân. Viện hiện có 167 nhân sự, gồm 9 khoa chuyên môn, một trung tâm và 6 phòng chức năng, thực hiện kiểm nghiệm dược phẩm toàn khu vực phía nam.Ngoài kiểm nghiệm, viện còn cập nhật cảnh báo quốc tế từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), DI&ADR, chủ động triển khai lấy mẫu theo thông tin rủi ro và phát triển phương pháp kiểm nghiệm mới như tạp chất nitrosamin, diethylene glycol.Dù vậy, bà Vân thừa nhận công tác lấy mẫu vẫn gặp khó khăn. Viện không có chức năng xử lý tại chỗ như lực lượng kiểm soát chất lượng nên thường bị các cơ sở từ chối hợp tác, vắng người đại diện, không xuất hóa đơn, không ký biên bản. Việc lấy mẫu trên sàn thương mại điện tử cũng thiếu hướng dẫn rõ ràng về quy trình niêm phong và thanh toán, trong khi chất chuẩn kiểm nghiệm lại hiếm, đắt, khó mua. Mới đây, kiểm tra 8 mẫu thuốc điều trị HIV, viện phải chi gần 500 triệu đồng chỉ để mua chất chuẩn. Sản xuất thuốc giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng con người. Ảnh: Znews tạo bởi AI. Ở góc độ lâm sàng, TS.DS Nguyễn Quốc Bình, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định hậu quả lớn nhất của thuốc giả là cướp đi cơ hội sống của người bệnh.Dẫn nghiên cứu công bố trên tạp chí Critical Care Medicine Journal năm 2006, ông Bình cho biết với bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, mỗi giờ không được dùng kháng sinh hiệu quả, tỷ lệ sống giảm 12%. Nếu điều trị chậm sau 12 giờ, tỷ lệ sống chỉ còn 10%; sau 24 giờ là 5%, sau 36 giờ gần như bằng 0. Ngược lại, nếu được điều trị trong 30 phút đầu, bệnh nhân có đến 80% cơ hội sống."Thuốc giả, thuốc kém chất lượng hoặc kháng sinh đã kháng chắc chắn không đảm bảo hiệu quả. Điều này đồng nghĩa tính mạng bệnh nhân không được bảo vệ", ông Bình chia sẻ.Về dược lý, hoạt chất chỉ phát huy tác dụng khi đạt nồng độ trị liệu, phụ thuộc vào hàm lượng, liều dùng và sinh khả dụng của thuốc. Thuốc giả không đạt nồng độ trị liệu, bệnh nhân dùng như không dùng, thậm chí đưa thêm chất độc hại vào cơ thể.Ba nguy cơ lớn nhất khi dùng thuốc giả, theo ông Bình là bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị bệnh, đưa chất lạ độc hại vào cơ thể làm tăng tương tác thuốc và tăng gánh nặng lên gan, thận, khiến chi phí điều trị tăng cao.Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.