Nhảy đến nội dung

Thấy đau vị trí này, nam giới cần đi bệnh viện ngay kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

TPO - Đơn vị Nam học thuộc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam thanh niên 22 tuổi đến khám trong tình trạng đau tinh hoàn. Bệnh nhân cho biết đã xuất hiện triệu chứng đau cách đây 2 ngày nhưng do bận ôn thi nên cố chịu đựng để thi xong. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, kết quả thật đáng buồn: Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.

TPO - Đơn vị Nam học thuộc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam thanh niên 22 tuổi đến khám trong tình trạng đau tinh hoàn. Bệnh nhân cho biết đã xuất hiện triệu chứng đau cách đây 2 ngày nhưng do bận ôn thi nên cố chịu đựng để thi xong. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, kết quả thật đáng buồn: Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.

Đau tinh hoàn là một dấu hiệu phổ biến thường gặp ở hầu hết các bệnh lý tinh hoàn, mỗi người nam giới ít nhất có vài lần đau tinh hoàn trong đời. Triệu chứng này đa số là do các bệnh lý lành tính, có thể tự hết mà không cần sự trợ giúp của bác sỹ, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng, nếu bỏ qua có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như phải cắt bỏ tinh hoàn, teo tinh hoàn, thậm chí là vô sinh về sau.

Thấy đau vị trí này, nam giới cần đi bệnh viện ngay kẻo 'ân hận mấy cũng muộn' ảnh 1
những người từng bị xoắn tinh hoàn thường sẽ có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường. Do đó, nam giới nên cân nhắc mặc quần áo bảo hộ khi vận động, chơi thể thao để bảo vệ cơ quan khỏi chấn thương không đáng có. Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, bệnh nhân có thể đau với các mức độ như đau tức, đau nhói, đau âm ỉ, thậm chí có thể đau dữ dội, vật vã. Mức độ đau thường liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đều bị đau dữ dội, có những trường hợp đau có thể nhẹ, đau tức nặng nhưng có thể là biểu hiện của viêm nhiễm tinh hoàn, có thể dẫn đến teo tinh hoàn.

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn rất đa dạng, có thể lành tính như đau do giãn tĩnh mạch tinh, chấn thương, vi chấn thương, viêm nhiễm, hoặc là biểu hiện của bệnh lý ác tính như ung thư tinh hoàn … nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý cấp cứu cần phải phẫu thuật khẩn cấp mà nếu để lâu có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng như xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn.

BSCKII. Đồng Thế Uy - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Một trong số những bệnh lý nguy hiểm khởi phát từ cơn đau tinh hoàn có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn đó là bệnh xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn. Từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột ngột và dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 - 18 tuổi. Tinh hoàn bị xoắn phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến cắt bỏ.

Thấy đau vị trí này, nam giới cần đi bệnh viện ngay kẻo 'ân hận mấy cũng muộn' ảnh 2
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn rất đa dạng, có thể lành tính như đau do giãn tĩnh mạch tinh, chấn thương, vi chấn thương, viêm nhiễm, hoặc là biểu hiện của bệnh lý ác tính như ung thư tinh hoàn … nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý cấp cứu cần phải phẫu thuật khẩn cấp mà nếu để lâu có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Ảnh minh họa: Internet

Giải thích về lý do phải đến viện sớm khi có biểu hiện đau tinh hoàn, bác sĩ Uy cho biết: Khi con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn bị cắt đứt, tinh hoàn bị xoắn có thể gây đau dữ dội. Bìu sưng to và có nguy cơ hoại tử nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nam giới nên theo dõi, nhận biết để liên hệ sớm với bác sĩ: Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội một bên tinh hoàn; Đỏ và sưng tinh hoàn; Đau tinh hoàn kèm theo một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại; Đau bụng; Buồn nôn và nôn; Sốt; Đi tiểu buốt rắt; Xuất hiện khối u bất thường trong tinh hoàn.

Bác sĩ Uy cho biết thêm: Hầu hết những người bị xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này, bao gồm: Một tinh hoàn có kích thước lớn hơn. Khối u xuất hiện trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh.

Tuổi tác: Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên giai đoạn từ 16 - 18 tuổi (trước hoặc trong tuổi dậy thì). Một số dị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xung quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng “quả lắc chuông” (bell-clapper deformity), chiếm đến 90% tổng số các trường hợp; Chấn thương bìu hoặc tập thể dục nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp (chỉ có khoảng 4 - 8% tổng sống các trường hợp); Di truyền và một nguyên nhân đang trong quá trình nghiên cứu: Đó là do thời tiết lạnh.

Trả lời về các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh xoắn tinh hoàn, bác sĩ Uy chia sẻ: Hiện không có phương pháp nào phòng ngừa sớm việc xoắn tinh hoàn và hiếm khi hiện tượng xoắn xảy ra ở cả hai bên. Vì vậy, nếu không may bị loại bỏ một tinh hoàn, tinh hoàn còn lại vẫn có khả năng sản xuất đủ tinh trùng để thụ thai. Tuy nhiên, những người từng bị xoắn tinh hoàn thường sẽ có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường. Do đó, nam giới nên cân nhắc mặc quần áo bảo hộ khi vận động, chơi thể thao để bảo vệ cơ quan khỏi chấn thương không đáng có.

Thấy đau vị trí này, nam giới cần đi bệnh viện ngay kẻo 'ân hận mấy cũng muộn' ảnh 3

Hầu hết những người bị xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này, bao gồm: Một tinh hoàn có kích thước lớn hơn. Khối u xuất hiện trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh. Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị các căn nguyên gây đau tinh hoàn. Tại Bệnh viện Bạch Mai, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, phẫu thuật Tiết niệu - Nam học, việc chẩn đoán và xử trí các căn nguyên gây đau tinh hoàn đã được rút ngắn rất nhiều với độ chính xác cao đảm bảo cho người bệnh được chẩn đoán đúng và kịp thời, tránh nguy cơ bị mất tinh hoàn cũng như các biến chứng nặng do chẩn đoán sai và chẩn đoán chậm.

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định chính xác. Một số yếu tố có thể đề cập đến gồm:

Yếu tố di truyền: Hầu hết nam giới gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến yếu tố di truyền, trong đó, cả hai tinh hoàn đều có thể bị ảnh hưởng.

Chấn thương: Hiện tượng xoắn tinh hoàn cũng thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động mạnh, chấn thương nhẹ, thậm chí là trong quá trình ngủ.

Nhiệt độ quá thấp.

Sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn ở tuổi dậy thì.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn

Khi con đường vận chuyển máu đến bìu bị cắt đứt, tinh hoàn bị xoắn có thể gây đau dữ dội. Cơ quan sưng to và có nguy cơ hoại tử nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nam giới nên theo dõi, nhận biết để liên hệ sớm với bác sĩ:

Đau đột ngột và dữ dội một bên bìu.

Đỏ và sưng bìu.

Một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại

Đau bụng.

Buồn nôn và nôn.

Sốt.

Đi tiểu thường xuyên.

Chóng mặt.

Xuất hiện khối u bất thường trong bìu.

Yếu tố rủi ro tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn

Hầu hết những người bị xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này, bao gồm: Một tinh hoàn có kích thước lớn hơn.

Khối u xuất hiện trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh.

Tuổi tác: Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên giai đoạn từ 16 – 18 tuổi (trước hoặc trong tuổi dậy thì).

Một số dị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xúc quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng “quả lắc chuông” (bell-clapper deformity), chiếm đến 90% tổng số các trường hợp.

Chấn thương bìu hoặc tập thể dục nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp (chỉ có khoảng 4 – 8% tổng số các trường hợp).

Di truyền.

Thời tiết lạnh (vẫn đang trong quá trình nghiên cứu).

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp, nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

Tổn thương tinh hoàn nghiêm trọng: Tinh hoàn bị xoắn có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng do lưu lượng máu giảm, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ quan. Trong trường hợp bắt buộc, phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh hoại tử lan rộng hoặc chết mô.

Vô sinh: Tác động của tình trạng xoắn tinh hoàn đối với khả năng sinh sản lâu dài vẫn chưa được có kết luận đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tượng này có nguy cơ ảnh hướng đến chức lượng tinh trùng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người lớn.

Gây tổn thương cho bên tinh hoàn còn lại: Sau khi một tinh hoàn bị tổn thương, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để tiến hành dọn dẹp, chữa lành. Trong quá trình này, các kháng thể hoặc protein sẽ được tạo ra, có nguy cơ gây tổn thương cho tinh hoàn còn lại.

Tổn thương do tái tưới máu: Loại tổn thương này thường xảy ra ở các mô bị thiếu nguồn cung cấp máu trong một thời gian dài.

Nhiễm trùng huyết: Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp (0,03%), nếu xoắn tinh hoàn kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nghiêm trọng và lan rộng sẽ gây tổn thương máu, các cơ quan lân cận, thậm chí là tử vong.

Kim Long - Bệnh viện Bạch Mai
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn