Thành phố nào đắt đỏ nhất Châu Á, nếu không có 4.000 USD/tháng thì sẽ không đủ chi tiêu?

TPO - Thành phố này đứng đầu danh sách các thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất, nơi một người có thể phải chi khoảng 4.000 USD/tháng cho chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 2025, New York, Mỹ, là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, theo dữ liệu về chỉ số chi phí sinh hoạt (Cost of living index) 2025 của cơ sở dữ liệu trực tuyến Numbeo. Chi phí sinh hoạt của một người sống tại New York có thể lên tới hơn 5.600 USD một tháng. Riêng giá thuê nhà trung bình đã khoảng 4.000 USD/tháng cho căn hộ một phòng ngủ ở trung tâm.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thành phố Singapore đứng thứ 9 trong danh sách đắt đỏ nhất thế giới, đứng đầu châu Á. Singapore đứng đầu danh sách là thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất, nơi một người có thể phải chi khoảng 4,000 USD/tháng cho chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà, tương đương với mức chi phí sinh hoạt tại London.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo The Culture Trip, tên gọi tiếng Anh Singapore bắt nguồn từ tiếng Mã Lai là Singapura, nghĩa là “thành phố sư tử”. Tên này ra đời khi hoàng tử Sumatra tên Sang Nila Utama trong một lần đi săn nhìn thấy con vật mà ông tin rằng đó là sư tử. Vì vậy, ông đặt tên cho thành phố này là thành phố sư tử. Thực tế nước Singapore không phải là môi trường sống điển hình cho loài sư tử. Thậm chí loài vật này được cho là chưa từng sống trên đảo quốc. Người ta tin rằng loài thú mà ông nhìn thấy là một con hổ, vì hổ từng được tìm thấy trong tự nhiên ở Singapore, cho đến những năm 1930.
Câu trả lời đúng là đáp án B: Có một sự thật thú vị về Singapore đó là tuy không phải là nơi có thác nước cao nhất thế giới nhưng Singapore là quốc gia có ba kỷ lục về thác nước nhân tạo trong nhà lại đều có danh hiệu “cao nhất”. Thác Jurong cao 30 m là thác nước trong nhà đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào năm 1971. Sau đó, Cloud Dome mở ra ở Gardens by the Bay tiếp tục tạo kỷ lục mới với chiều cao 35 m. Và tới năm 2019, Rain Vortex cao 40 m trở thành thác nước nhân tạo trong nhà cao nhất thế giới, được bao quanh bởi một khu rừng nhiệt đới bên trong khu phức hợp Jewel Changi của sân bay Changi.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nhiều đến mức các nước láng giềng Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Việt Nam đã cấm xuất khẩu cát sang Singapore. Riêng năm 2010, thành phố chỉ nhập khẩu dưới 15 triệu tấn cát cho các dự án cải tạo đất. Vào năm 2016, đất nước này đã chuyển sang sử dụng polders, một phương pháp cải tạo đất của Hà Lan.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Vườn bách thảo Singapore (Singapore Botanic Gardens) là khu vườn có lịch sử hơn 160 năm, hơn cả tuổi của đất nước Singapore hiện đại cả trăm năm. Khu vườn là di sản thế giới được UNESCO công nhận đầu tiên và duy nhất của Singapore, vào năm 2015.
Câu trả lời đúng là đáp án C: Tiền giấy của Singapore đang lưu thông hiện nay có nhiều mệnh giá, trong đó tờ 1.000 SGD được nhiều người biết đến vì được in Quốc ca Singapore. Nó được in bằng dòng chữ rất nhỏ ở mặt sau tờ tiền theo tiếng Mã Lai.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Nghiêm túc mà nói, Singapore rất nhỏ và có mật độ dân số cao. Tỷ lệ ô tô cá nhân được hạn chế để giúp chấm dứt ùn tắc và ô nhiễm. Xe hơi ở Singapore đắt gần gấp đôi so với các nước khác. Giấy chứng nhận quyền lợi (Certificate Of Entitlement) ở Singapore cho phép sử dụng một chiếc ô tô trong 10 năm, có giá trị tương đương với một chiếc Porsche Boxster ở Mỹ.
Câu trả lời đúng là đáp án B: Singapore đặt ra giới hạn chiều cao cho các tòa nhà là 280 m. Bạn sẽ tìm thấy ba tòa nhà cho đến nay có chiều cao chính xác 280 m. Sở dĩ Singapore đặt giới hạn chiều cao cho các tòa nhà vì đây là một quốc gia nhỏ, và căn cứ quân sự nằm gần khu vực kinh doanh trung tâm thành phố. Do đó các tòa nhà không được xây quá cao để đảm bảo an toàn cho các máy bay quân sự.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm