Tham vọng đưa thế giới đến điểm cuối của Thung lũng Silicon

Một cuốn sách từ những năm 1990 nhưng đã tiên đoán được lý do giới lãnh đạo công nghệ quyền lực lại ám ảnh về ngày tận thế, theo Financial Times.
![]() |
Ảnh: FT |
Lý do giới tỷ phú công nghệ ám ảnh về ngày tận thế
Tháng trước người hâm mộ giới công nghệ chắc vẫn còn ấn tượng với hình ảnh nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel bình tĩnh giải thích với người phỏng vấn tại sao Greta Thunberg có thể là kẻ phản đạo (cụm từ Thiel nói về những người khơi dậy sự lo lắng về AI, thảm họa môi trường hay những nguy cơ hiện sinh khác).
Tại sao một người đàn ông có tài sản tích lũy hàng tỷ USD, đứng sau một số công ty có ảnh hưởng nhất trên Trái Đất và thậm chí có ảnh hưởng đáng kể trong giới chính trị lại bận tâm đến thần học hay đến một điều ảm đạm như ngày tận thế?
Logic đưa giới công nghệ lên đỉnh
Thói quen đọc sách của ông có thể có liên quan đến điều đó. Trong bộ sưu tập những cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn tới Thung lũng Silicon, Thiel đặc biệt yêu thích The Sovereign Individual, một ấn phẩm đầu tư ít người biết đến được xuất bản năm 1997 của nhà báo người Anh Lord William Rees-Mogg. Cuốn sách mô tả sự kết thúc của trật tự thế giới đã được thiết lập và tại sao điều đó có thể lại có ý nghĩa tích cực.
The Sovereign Individual đã thu hút được một lượng người theo dõi đông đảo tại Thung lũng Silicon trong những năm qua. Patrick Collison, đồng sáng lập công ty khởi nghiệp thanh toán Stripe trị giá hơn 90 tỷ USD, xếp tác phẩm này ở vị trí thứ 4 trong danh sách những tác phẩm đề cập đến các ý tưởng lớn. Marc Andreessen, đồng sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm danh tiếng Andreessen Horowitz, cũng gọi The Sovereign Individual là "cuốn sách khơi gợi nhiều suy nghĩ nhất về bản chất của thế kỷ 21". Ảnh: Amazon. Lập luận cơ bản của tác phẩm là: Trong thời đại thông tin mới, tài sản và lao động sẽ được chuyển lên không gian số, vượt ra ngoài tầm với của các quốc gia và dân tộc. Nền kinh tế kỹ thuật số này sẽ khiến chính phủ khó thu thuế hơn, từ đó dẫn đến cơ sở hạ tầng nhà nước bị xuống cấp. Khi các quốc gia dân tộc trở nên yếu thế hơn, chiến tranh sẽ dừng lại vì thiếu nguồn lực tài trợ. Tuy nhiên, tình hình bất ổn quy mô nhỏ ở các địa phương sẽ gia tăng. Một "giới tinh hoa" mới có khả năng thích ứng sẽ trỗi dậy và họ có khả năng tự do lựa chọn nơi sinh sống. Những cá nhân quyền lực này sẽ "cạnh tranh và hợp tác theo kịch bản tương tự như mối quan hệ giữa các vị thần trong thần thoại Hy Lạp". Phần còn lại của thế giới sẽ bị bỏ lại phía sau để tranh giành từng miếng bánh vụn, trở nên cuồng tín và "khó ưa". Theo lối suy nghĩ này, không khó để đoán xem ai đang tự coi mình là tinh hoa của đỉnh Olympus: Còn ai ngoài thế lực tinh hoa công nghệ đang nổi lên. Do đó, không khó hiểu khi nhiều người trong lĩnh vực công nghệ muốn tin vào tác phẩm này, muốn thoát khỏi sự can thiệp của nhà nước để hướng đến một nền kinh tế mạng toàn cầu. Họ tin rằng vô chính phủ là bước ngoặt tiếp theo trong lịch sử. Sự sụp đổ sẽ mang đến sự chuyển đổi.2 nhà tiên tri kỳ lạ Vậy ai có thể nghĩ tới kịch bản này từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Hai đồng tác giả của cuốn sách đã kết hợp với nhau một cách kỳ lạ để cho ra tác phẩm này. James Dale Davidson là một nhà đầu tư theo chủ nghĩa tự do mạo hiểm người Mỹ trong khi Rees-Mogg xuất thân từ giới thượng lưu Anh, hoạt động nhiều trong giới chính trị và có lập trường bảo thủ. Tuy nhiên, ở tuổi 69, khi The Sovereign Individual ra mắt, Mogg và đồng tác giả đã được mệnh danh là "những nhà tiên tri về ngày tận thế của thế kỷ 20" nhờ loạt sách thảm họa của họ. Khi được phỏng vấn trên truyền hình hai thập kỷ trước, Rees-Mogg tỏ ra khá ôn hòa, nhưng đã thể hiện mầm mống lo ngại về công nghệ. Ông mô tả bờ biển phía Tây nước Mỹ (nơi mà ông nói rằng mình chưa bao giờ đến) sẽ là quê hương của một "nhà nước công nghệ tiên tiến" "vô nhân đạo và phi nhân tính". Thung lũng Silicon hiện nằm ở phía Nam vùng vịnh San Francisco,bang California, thuộc khu vực Bờ Tây nước Mỹ. Đối với người hâm mộ, The Sovereign Individual là một lời tiên tri chính xác đến kỳ lạ về sự thành công của lĩnh vực công nghệ, tiền điện tử và cả các nhà lãnh đạo dân túy như ông Trump. Tiểu thuyết gia Hari Kunzru còn gọi tác phẩm này là "một trong những cuốn sách có ảnh hưởng âm thầm nhất về con đường dẫn tới chủ nghĩa tự do chính trị", nghĩa ra thế giới đang hướng đến tạo ra những lãnh thổ nằm ngoài tầm với của trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một vài lỗ hổng đáng chú ý trong cốt truyện. Thời đại thông tin đã đến nhưng các nền văn minh vẫn đang tồn tại. Chiến tranh vẫn nổ ra, các quốc gia vẫn thu thuế và phân phối phúc lợi. Những nỗ lực tạo ra các lãnh thổ độc lập (như định cư trên biển) đã không thành công. Và các tài sản kỹ thuật số, phi tập trung như Bitcoin đang ngày càng được các chính phủ can thiệp, dù cuốn sách dự đoán thế giới số sẽ khiến các trật tự chính trị hiện hành lật đổ. Giới công nghệ sẽ làm gì khi lời tiên tri chưa thành hiện thực? Không nên mong đợi tầng lớp tinh hoa trong giới công nghệ sẽ bỏ cuộc. Như Thiel đã viết trong lời tựa của ấn bản The Sovereign Individual mới: "Cuộc xung đột lớn quyết định tương lai siêu chính trị của chúng ta chỉ mới bắt đầu".Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - ZnewsBạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.