Nhảy đến nội dung
 

Telegram nói gì về việc sắp bị chặn ở Việt Nam?

Đại diện Telegram cho biết họ bất ngờ khi nhận được thông báo về nguy cơ bị chặn hoạt động tại Việt Nam và đang xử lý yêu cầu của cơ quan chức năng.

Ngay sau thông tin Cục Viễn thông thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản đến các nhà mạng đề nghị tiến hành các biện pháp kỹ thuật để chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam, mới đây, đại diện Telegram đã lên tiếng phản hồi về thông tin.

Trao đổi với báo giới Việt Nam, người phát ngôn Telegram cho biết họ đã nhận được thông báo chính thức từ Cục Viễn thông và lấy làm ngạc nhiên trước thông tin về việc nền tảng vi phạm tiêu chuẩn của quy định viễn thông mới.

Đại diện Telegram nói họ được thông báo hạn chót để phản hồi là ngày 27.5. Hiện tại nền tảng đang xử lý các yêu cầu.

Trước đó trong công văn gửi đến Cục Viễn thông, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an cho biết Telegram đang có khoảng 9.600 kênh, nhóm, trong đó có tới 68% kênh xấu độc, vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, phát tán tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy. Có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố...

Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ lừa đảo trên Telegram với tổng số tiền hơn 1.000 tỉ đồng, hơn 13.000 nạn nhân được ghi nhận, dữ liệu của 23 triệu người dân bị rao bán.

Nhà mạng Việt Nam được yêu cầu chặn Telegram

Theo cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam. Kết quả cũng như giải pháp thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản về Cục trước ngày 2.6.

Cục Viễn thông cho biết Telegram là một trong những nền tảng bị Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) đánh giá "kém hợp tác nhất" trong xử lý nội dung vi phạm. Trên thế giới, đã có ít nhất tám quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Pakistan và Na Uy thực hiện biện pháp hạn chế hoặc chặn ứng dụng Telegram vì lý do tương tự. Ngay cả tại quê nhà Nga, ứng dụng này cũng từng bị chặn vào năm 2018 do bị tổ chức khủng bố sử dụng, trong khi Telegram từ chối hợp tác với cơ quan an ninh địa phương.

Việc lợi dụng hạ tầng viễn thông để thực hiện hành vi chống phá hoặc xâm phạm an ninh, trật tự là hành vi bị cấm theo Điều 9 luật Viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện biện pháp kỹ thuật để chặn ứng dụng Telegram nếu nền tảng không tuân thủ quy định pháp luật. 

Theo Nghị định 147/2024 về quản lý internet, doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người dùng Việt Nam phải chấp hành các yêu cầu kiểm duyệt nội dung, gỡ bỏ thông tin vi phạm khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2025, Telegram không thực hiện bất kỳ thủ tục thông báo hay hợp tác nào với Cục Viễn thông, bất chấp nhiều lần được nhắc nhở. 

Theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến Telegram được tội phạm mạng đặc biệt yêu thích vì thiết kế riêng tư, bảo mật và triết lý bất hợp tác với cơ quan chức năng. Ngay từ đầu, nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khẳng định ứng dụng không tập trung vào quảng cáo hay kiếm tiền từ dữ liệu người dùng. Các thống kê cho thấy Durov không nói dối. Theo TechShielder, đây là ứng dụng nhắn tin thu thập ít thông tin người dùng nhất, chỉ 18%, so với 70% của Messenger. Telegram lấy danh nghĩa bảo vệ người dùng để theo đuổi triết lý ẩn danh nhưng cũng vô tình trở thành lá chắn an toàn cho tội phạm mạng.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn